Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Gà Giống

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.
Năm 2006, anh Lâm từ quê nhà (huyện Cái Bè, Tiền Giang) đến Đồng Tháp lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi, anh đầu tư chăn nuôi trên phần đất rộng hơn 7.000 m2 mượn của người thân. Ban đầu, anh nuôi gà sao, heo rừng rồi heo thịt nhưng đều thất bại. Sau nhiều lần thua lỗ nặng, anh Lâm quyết định chuyển sang nuôi gà vườn, mục đích ban đầu chỉ là nuôi gà thịt, vì thị trường khá ưa chuộng loại gà này do thịt ngon hơn gà công nghiệp.
Khi đàn gà ngày càng nhiều, nhận thấy nhu cầu gà giống khá cao, anh chuyển hẳn sang nuôi gà giống theo đơn đặt hàng. Hiện tại, tổng đàn gà giống của gia đình có hơn 400 con gà mái và 45 con gà trống với sản lượng khoảng 160 trứng/ngày. Đồng thời, cách nuôi gà của anh cũng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu cung ứng con giống sạch bệnh. Anh Lâm chia sẻ: “Đàn gà đều được tiêm phòng cẩn thận, nuôi nhốt riêng từng khu để tránh dịch bệnh. Vì vậy, chất lượng con giống được đảm bảo”.
Đàn gà đẻ trứng của anh Lâm được nuôi thành từng khu riêng với mỗi chuồng 12 m2 nhốt 11 con gà mái, 1 con gà trống. Nền sử dụng đệm lót sinh học, men vi sinh BALASA No1, trấu để đảm bảo chuồng sạch sẽ, phân gà sẽ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường. Theo anh Lâm, thấy người dân dùng đệm lót sinh học để nuôi heo, nghĩ có thể áp dụng để nuôi gà được thì làm thử. Khi sản lượng trứng nhiều, anh đầu tư 4 máy ấp trứng hiện đại hoạt động bằng điện. Trong đó, 3 máy công suất 500 trứng và 1 máy công suất 1.500 trứng/lượt để đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi xung quanh.
Hiện tại, cứ 3 ngày, gia đình anh Lâm cho xuất 1 lần gà giống với khoảng 350 con, giá bán 15.000 đồng/con. Nông dân muốn mua con giống đều phải đặt hàng trước 1 tháng. Cách làm của anh Lâm là sản xuất khép kín từ nuôi gà bố mẹ đến ấp trứng, bán con giống đảm bảo chất lượng, nên người dân rất tin tưởng.
Theo anh Lâm, đây là mô hình nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Do sản xuất không cung cấp đủ nhu cầu thị trường, dự kiến trong thời gian tới, gia đình anh sẽ mở rộng quy mô lên gấp đôi theo mô hình trang trại hiện đại, sản xuất theo nhu cầu thị trường, khi nông dân đặt hàng mới sản xuất.
Mỗi năm, gia đình anh Lâm xuất bán hơn 40.000 con gà giống, doanh thu khoảng 600 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 60%. Thị trường tiêu thụ gà giống khá rộng từ Đồng Tháp đến Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long...
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Các chủ tàu cá khai thác hải sản đạt hiệu quả thấp trên địa bàn tỉnh đang được tiếp sức từ chính sách hỗ trợ cải hoán, nâng cấp tàu cá để tăng năng lực sản xuất.

Đến nay, thị xã Ngã Bảy vinh dự là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) khi có 3/3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về quá trình thực hiện và những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM thời gian qua của địa phương, ông Nguyễn Đăng Hải (ảnh), Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã Ngã Bảy, cho biết:

Sự việc đùi gà Mỹ khi về Việt Nam vừa qua chỉ có giá 20.000 đồng/kg đã khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về nguồn gốc, sự minh bạch cũng như mức đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm.

Với bản tính cần cù, chịu khó, nhiều phụ nữ ở miền đất quế Trà Bồng phát triển chăn nuôi và trồng rừng, trở thành những tấm gương phụ nữ tiêu biểu, điển hình trong xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.