Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Ếch Lồng

Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Ếch Lồng
Ngày đăng: 08/11/2012

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Năm 2006, sau khi ông Trực được tập huấn nuôi ếch lồng, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai thí điểm mô hình nuôi ếch thịt trong lồng lưới tại nhà ông với 2.400 con giống và 10 cặp ếch bố mẹ. Năm 2007, ông mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng cơ sở và mua ếch giống về nuôi với quy mô lớn.

Ông Trực cho biết, với diện tích lồng lưới 10m2, nuôi được 1.000 con ếch giống. Ưu điểm nuôi ếch trong lồng lưới là không phải thay nước, chất thải trực tiếp để cho cá trong hồ ăn, đảm bảo vệ sinh môi trường, chống được dịch bệnh và thất thoát ếch...

Hiện, trang trại của ông có 20 lồng lưới nuôi ếch thương phẩm và ếch sinh sản, với các giống ếch lai Thái Lan, châu Mỹ, Hải Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, ông tự sản xuất 200.000 con ếch giống cung cấp cho thị trường Thừa Thiên - Huế và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị...

Ông Trực cho biết, nuôi ếch trong lồng lưới một lãi một. Bệnh phổ biến ở ếch là mù mắt, viêm gan, đỏ đùi do ô nhiễm môi trường, mưa nhiều, sương mù nhiều; nếu không phát hiện kịp thời, ếch nhiễm bệnh sẽ chết hàng loạt. Thức ăn của ếch rất đa dạng. Giai đoạn từ nòng nọc đến ếch con cho ăn bột Cargill. Giai đoạn ếch trưởng thành cho ăn bột Lái Thiêu và cá tạp các loại.

Mỗi năm ông Trực nuôi 4 vụ ếch. Ếch thịt bán cho thương lái giá 50.000 đồng/kg; bán giống lãi từ 300-500 đồng/con, với 100.000 con giống lãi gần 50 triệu đồng. 6 năm nuôi ếch (2006-2012), ông Trực lãi ròng 600 triệu đồng, đủ để ông đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Nhờ chí thú làm ăn, đầu tư đúng, gia đình ông Trực từ chỗ khó khăn nay đã xây nhà khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Ông Nguyễn Hữu Minh-Chủ tịch Hội ND xã Phú Hồ nhận xét: "Ông Trực tay trắng làm nên cơ đồ".


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Vùng Chuyên Canh Nuôi Ếch Ở Huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Nuôi Ếch Ở Huyện Tháp Mười (Đồng Tháp)

Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.

11/03/2014
Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).

11/03/2014
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Nai

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

11/03/2014
Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.

11/03/2014
Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.

11/03/2014