Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Ếch Lồng

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.
Năm 2006, sau khi ông Trực được tập huấn nuôi ếch lồng, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai thí điểm mô hình nuôi ếch thịt trong lồng lưới tại nhà ông với 2.400 con giống và 10 cặp ếch bố mẹ. Năm 2007, ông mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng cơ sở và mua ếch giống về nuôi với quy mô lớn.
Ông Trực cho biết, với diện tích lồng lưới 10m2, nuôi được 1.000 con ếch giống. Ưu điểm nuôi ếch trong lồng lưới là không phải thay nước, chất thải trực tiếp để cho cá trong hồ ăn, đảm bảo vệ sinh môi trường, chống được dịch bệnh và thất thoát ếch...
Hiện, trang trại của ông có 20 lồng lưới nuôi ếch thương phẩm và ếch sinh sản, với các giống ếch lai Thái Lan, châu Mỹ, Hải Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, ông tự sản xuất 200.000 con ếch giống cung cấp cho thị trường Thừa Thiên - Huế và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị...
Ông Trực cho biết, nuôi ếch trong lồng lưới một lãi một. Bệnh phổ biến ở ếch là mù mắt, viêm gan, đỏ đùi do ô nhiễm môi trường, mưa nhiều, sương mù nhiều; nếu không phát hiện kịp thời, ếch nhiễm bệnh sẽ chết hàng loạt. Thức ăn của ếch rất đa dạng. Giai đoạn từ nòng nọc đến ếch con cho ăn bột Cargill. Giai đoạn ếch trưởng thành cho ăn bột Lái Thiêu và cá tạp các loại.
Mỗi năm ông Trực nuôi 4 vụ ếch. Ếch thịt bán cho thương lái giá 50.000 đồng/kg; bán giống lãi từ 300-500 đồng/con, với 100.000 con giống lãi gần 50 triệu đồng. 6 năm nuôi ếch (2006-2012), ông Trực lãi ròng 600 triệu đồng, đủ để ông đầu tư tái sản xuất mở rộng.
Nhờ chí thú làm ăn, đầu tư đúng, gia đình ông Trực từ chỗ khó khăn nay đã xây nhà khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Ông Nguyễn Hữu Minh-Chủ tịch Hội ND xã Phú Hồ nhận xét: "Ông Trực tay trắng làm nên cơ đồ".
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.