Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

Anh Chức cho hay, năm 2011, một anh bạn thân mang từ Hà Nam về cho 4 con chim trĩ giống, trong đó có 1 con trống. Ban đầu anh Chức định nuôi làm chim cảnh nhưng thấy chim dễ nuôi, mau lớn, thức ăn dễ kiếm ở địa phương, anh quyết định nuôi chim trĩ theo hướng thương phẩm.
Sau 7 tháng nuôi, chim trĩ giống thành thục và đẻ trứng, mỗi con chim mái đẻ khoảng 200 trứng/năm. Sẵn có lò ấp trứng gia cầm bán công nghiệp, anh Chức cho trứng chim trĩ vào ấp. Sau 23-25 ngày thì trứng nở thành chim non và được anh Chức cho vào úm cho đến gần 1 tháng tuổi thì đưa ra nuôi bên ngoài.
Lứa trước gối lứa sau, từ đầu năm 2013 đến nay trong chuồng nhà anh Chức luôn có hàng trăm chim trĩ các loại tuổi. Tổng đàn lúc cao điểm đạt trên 1.000 con. Anh cho biết: “Chim trĩ rất dễ nuôi, kháng bệnh tốt, 4 năm qua chưa phát hiện dịch bệnh. Chi phí đầu tư nuôi chim trĩ rất thấp, lượng thức ăn đầu tư chỉ bằng 30% so với nuôi gà, giá trị thương phẩm cao hơn 2 lần so với gà, thích hợp phát triển chăn nuôi hình thức gia trại…”.
Từ thành công của mình, anh Chức đã hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã. Đã có trên 30 hộ được anh Chức hỗ trợ chim giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ để cùng phát triển kinh tế gia đình.
Hiện, chim trĩ giống của gia trại anh Trần Văn Chức được một số người dân ở Điện Bàn, Đại Lộc, Tiên Phước, Nông Sơn… tìm đến mua với giá 50.000 đồng/con (10 ngày tuổi) và chim thương phẩm khoảng 200.000 đồng/kg. Thu nhập mỗi năm trừ chi phí từ nuôi chim trĩ của gia đình anh khoảng 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), hiện bà con đã thu hoạch được hơn 120ha tôm nuôi vụ I/2015, năng suất chỉ đạt 0,6 tạ/ha đối với tôm sú và 18 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.

Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..

Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

Thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) đã có quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn” cho các sản phẩm chả cá được sản xuất và chế biến tại các cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn.