Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus. Hiện nay Nano bạc đang được thử nghiệm trên tôm nuôi ở Việt Nam để xác định xem có phòng ngừa được dịch bệnh EMS hay không ? Các nhà khoa học lại không trả lời được tính an toàn của Nano bạc và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa.
Năm 2009, Tổ chức những người bạn của trái đất ở Úc và Mỹ xuất bản 1 báo cáo dài 47 trang với 116 tài liệu tham khảo về tính an toàn của Nano bạc. Có bằng chứng rõ ràng là bạc mà cụ thể Nano bạc rất độc với các động vật thủy sinh và động vật trên cạn, tác động đến nhiều lạoi tế bào của động vật và có thể gây độc đến cho con người.
Bạc dưới dạng Nano bạc sẽ gia tăng độc tính của ion bạc hay nói cách khác Nano bạc nó độc hơn so với bạc. Việc đánh các sản phẩm bạc sinh học này vào môi trường nước làm chúng tích lũy trong chất thải và đi vào trong các nguồn đất nông nghiệp. Bạc sinh học có thể làm mất chức năng của cộng đồng vi sinh vật quan trọng trong đất.
Như vậy rõ ràng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định độc tố của Nano bạc đối với động vật thủy sinh, con người và môi trường trong khi ở Việt Nam chúng ta các nhà khoa học chưa trả lời được tính an toàn của Nano bạc thì một số cơ quan ban ngành đã vội vã tổ chức các Hội thảo (http://skhcn.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=222) với các công bố kết quả thành công trên tôm của nhiều tổ chức, ban ngành, kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và trường đại học là hết sức nguy hiểm vì người nông dân nuôi tôm trong tình trạng bế tắc hiện nay rất dễ ồ ạt sử dụng Nano bạc để diệt khuẩn định kỳ cho ao tôm. Độc tố tích lũy dần của Nano bạc trong môi trường là hết sức nguy hiểm đối với động vật thủy sinh, đối với môi trường nước và đất và kể cả sức khỏe con người nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.