Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường
Ngày đăng: 23/06/2013

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus. Hiện nay Nano bạc đang được thử nghiệm trên tôm nuôi ở Việt Nam để xác định xem có phòng ngừa được dịch bệnh EMS hay không ? Các nhà khoa học lại không trả lời được tính an toàn của Nano bạc và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa.

Năm 2009, Tổ chức những người bạn của trái đất ở Úc và Mỹ xuất bản 1 báo cáo dài 47 trang với 116 tài liệu tham khảo về tính an toàn của Nano bạc. Có bằng chứng rõ ràng là bạc mà cụ thể Nano bạc rất độc với các động vật thủy sinh và động vật trên cạn, tác động đến nhiều lạoi tế bào của động vật và có thể gây độc đến cho con người.

Bạc dưới dạng Nano bạc sẽ gia tăng độc tính của ion bạc hay nói cách khác Nano bạc nó độc hơn so với bạc. Việc đánh các sản phẩm bạc sinh học này vào môi trường nước làm chúng tích lũy trong chất thải và đi vào trong các nguồn đất nông nghiệp. Bạc sinh học có thể làm mất chức năng của cộng đồng vi sinh vật quan trọng trong đất.

Như vậy rõ ràng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định độc tố của Nano bạc đối với động vật thủy sinh, con người và môi trường trong khi ở Việt Nam chúng ta các nhà khoa học chưa trả lời được tính an toàn của Nano bạc thì một số cơ quan ban ngành đã vội vã tổ chức các Hội thảo (http://skhcn.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=222) với các công bố kết quả thành công trên tôm của nhiều tổ chức, ban ngành, kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và trường đại học là hết sức nguy hiểm vì người nông dân nuôi tôm trong tình trạng bế tắc hiện nay rất dễ ồ ạt sử dụng Nano bạc để diệt khuẩn định kỳ cho ao tôm. Độc tố tích lũy dần của Nano bạc trong môi trường là hết sức nguy hiểm đối với động vật thủy sinh, đối với môi trường nước và đất và kể cả sức khỏe con người nên chúng ta  cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình giống mì mới khả quan Mô hình giống mì mới khả quan

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.

27/08/2015
Măng tre Núi Cấm vào mùa thu hoạch rộ Măng tre Núi Cấm vào mùa thu hoạch rộ

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

27/08/2015
Diện tích lúa thu đông vượt kế hoạch Diện tích lúa thu đông vượt kế hoạch

Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).

27/08/2015
Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

27/08/2015
Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh mang lại lợi ích cho nông dân Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh mang lại lợi ích cho nông dân

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.

27/08/2015