Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường
Ngày đăng: 23/06/2013

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus. Hiện nay Nano bạc đang được thử nghiệm trên tôm nuôi ở Việt Nam để xác định xem có phòng ngừa được dịch bệnh EMS hay không ? Các nhà khoa học lại không trả lời được tính an toàn của Nano bạc và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa.

Năm 2009, Tổ chức những người bạn của trái đất ở Úc và Mỹ xuất bản 1 báo cáo dài 47 trang với 116 tài liệu tham khảo về tính an toàn của Nano bạc. Có bằng chứng rõ ràng là bạc mà cụ thể Nano bạc rất độc với các động vật thủy sinh và động vật trên cạn, tác động đến nhiều lạoi tế bào của động vật và có thể gây độc đến cho con người.

Bạc dưới dạng Nano bạc sẽ gia tăng độc tính của ion bạc hay nói cách khác Nano bạc nó độc hơn so với bạc. Việc đánh các sản phẩm bạc sinh học này vào môi trường nước làm chúng tích lũy trong chất thải và đi vào trong các nguồn đất nông nghiệp. Bạc sinh học có thể làm mất chức năng của cộng đồng vi sinh vật quan trọng trong đất.

Như vậy rõ ràng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định độc tố của Nano bạc đối với động vật thủy sinh, con người và môi trường trong khi ở Việt Nam chúng ta các nhà khoa học chưa trả lời được tính an toàn của Nano bạc thì một số cơ quan ban ngành đã vội vã tổ chức các Hội thảo (http://skhcn.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=222) với các công bố kết quả thành công trên tôm của nhiều tổ chức, ban ngành, kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và trường đại học là hết sức nguy hiểm vì người nông dân nuôi tôm trong tình trạng bế tắc hiện nay rất dễ ồ ạt sử dụng Nano bạc để diệt khuẩn định kỳ cho ao tôm. Độc tố tích lũy dần của Nano bạc trong môi trường là hết sức nguy hiểm đối với động vật thủy sinh, đối với môi trường nước và đất và kể cả sức khỏe con người nên chúng ta  cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Đầu tư nhiều thu lãi lớn Đầu tư nhiều thu lãi lớn

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, thời gian qua tỉnh rất chú trọng trong việc đưa những kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

15/09/2015
8 tháng toàn tỉnh sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống 8 tháng toàn tỉnh sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống

Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 cơ sở sản xuất tôm giống để cung ứng cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn. 8 tháng năm 2015, các cơ sở này đã sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống.

15/09/2015
Nghề nuôi cá sinh sản ở Thiệu Tâm Nghề nuôi cá sinh sản ở Thiệu Tâm

Từ khi có tuyến xe buýt chạy qua, địa danh Hậu Hiền thuộc xã Thiệu Tâm (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) ngày càng được nhiều người biết đến.

15/09/2015
Nguồn lợi thủy sản trên đầm Nha Phu cần chung tay bảo vệ Nguồn lợi thủy sản trên đầm Nha Phu cần chung tay bảo vệ

Nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên đầm Nha Phu hiện đã cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu là do ngư dân sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt. Điều này đã khiến đời sống của không ít người dân ven biển bị ảnh hưởng.

15/09/2015
Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Bệnh phân trắng, chậm lớn, tôm lớn không đồng đều… là những bệnh liên quan đến bệnh đường ruột của tôm nuôi mà hộ nuôi tôm đặc biệt quan tâm, bởi tỉ lệ tôm bệnh có liên quan đến đường ruột chiếm trên 60% diện tích nuôi.

15/09/2015