Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus. Hiện nay Nano bạc đang được thử nghiệm trên tôm nuôi ở Việt Nam để xác định xem có phòng ngừa được dịch bệnh EMS hay không ? Các nhà khoa học lại không trả lời được tính an toàn của Nano bạc và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa.
Năm 2009, Tổ chức những người bạn của trái đất ở Úc và Mỹ xuất bản 1 báo cáo dài 47 trang với 116 tài liệu tham khảo về tính an toàn của Nano bạc. Có bằng chứng rõ ràng là bạc mà cụ thể Nano bạc rất độc với các động vật thủy sinh và động vật trên cạn, tác động đến nhiều lạoi tế bào của động vật và có thể gây độc đến cho con người.
Bạc dưới dạng Nano bạc sẽ gia tăng độc tính của ion bạc hay nói cách khác Nano bạc nó độc hơn so với bạc. Việc đánh các sản phẩm bạc sinh học này vào môi trường nước làm chúng tích lũy trong chất thải và đi vào trong các nguồn đất nông nghiệp. Bạc sinh học có thể làm mất chức năng của cộng đồng vi sinh vật quan trọng trong đất.
Như vậy rõ ràng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định độc tố của Nano bạc đối với động vật thủy sinh, con người và môi trường trong khi ở Việt Nam chúng ta các nhà khoa học chưa trả lời được tính an toàn của Nano bạc thì một số cơ quan ban ngành đã vội vã tổ chức các Hội thảo (http://skhcn.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=222) với các công bố kết quả thành công trên tôm của nhiều tổ chức, ban ngành, kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và trường đại học là hết sức nguy hiểm vì người nông dân nuôi tôm trong tình trạng bế tắc hiện nay rất dễ ồ ạt sử dụng Nano bạc để diệt khuẩn định kỳ cho ao tôm. Độc tố tích lũy dần của Nano bạc trong môi trường là hết sức nguy hiểm đối với động vật thủy sinh, đối với môi trường nước và đất và kể cả sức khỏe con người nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân là do nông dân trồng bưởi tập trung cho vụ bưởi tết nên hiện không có bưởi cung cấp ra thị trường. Giá mít bán tại vườn tùy loại có mức từ 8 - 12 ngàn đồng/kg, tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ổi giống Đài Loan cũng đứng ở mức 9 ngàn đồng/kg, tăng 4 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, các mặt hàng sầu riêng, chôm chôm, xoài, thanh long... cũng bán được giá cao do trái mùa.

Bên cạnh thương hiệu măng cụt Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và gần đây là măng cụt Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) nhiều lần được xếp hạng nhất, nhì trái cây ngon trong Lễ hội trái cây Nam bộ tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), vùng đất Bình Dương còn một nơi trồng măng năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được “khám phá”, đó là xã An Tây (TX.Bến Cát).

Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Khuông (68 tuổi) ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản - Bình Phước) đã sở hữu 9 ha trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.

Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.