Nắng Thiêu Đốt Miền Tây Nghệ An

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.
Nhiều vùng bà con đã phải lùa trâu bò và gia súc vào rừng trốn nắng từ rất sớm. Nắng nóng làm cho các khe suối, hồ đập mau bị khô cạn, nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng và cả thiếu nước sinh hoạt cho người và gia súc.
Một điều đáng quan tâm là trong khi các giếng nước gia đình có nguy cơ bị khô cạn, thì nguồn nước sông Lam hay các khe suối bị khai thác vàng sa khoáng tại thượng nguồn các khe ở Tương Dương, Quỳ Hợp làm cho dòng sông, dòng suối nước đục ngầu và bị hóa chất lọc vàng thải ra không những người không dùng được mà ngay cả trâu, bò cũng không dám xuống đằm hay uống.
Nguồn nước sinh hoạt có khả năng thiếu là mối lo thứ nhất. Mối lo thứ hai là cắt điện theo chu kỳ tiết giảm điện. Mặc dầu trước khi vào mùa hè nhiều thông tin nói rằng năm nay mùa hè không lo thiếu điện, nhưng gần đây thông tin thiếu điện lại được nhắc đến làm nhân dân lo lắng thêm. Một số vùng tại Con Cuông, Anh Sơn mấy hôm nay vẫn bị mất điện không rõ lý do. Khi cái nắng trên 40oC cùng với gió Lào quạt sấy suốt ngày đêm, bà con lo mất điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.
Có thể bạn quan tâm

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.