Nâng tầm sáng tạo cho nhà nông

Nhiều sáng kiến hữu ích
Thành lập vào đầu tháng 6.2015, CLB đã thu hút gần 20 thành viên tham gia với hàng chục giải pháp, sáng kiến.
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú - Huỳnh Minh Ngọc thông tin: “Các sáng kiến của thành viên CLB tập trung vào việc cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, như máy đánh rãnh, máy đảo lúa, máy phát điện mini, máy tưới nước cho hoa màu, máy gieo hạt, rập chuột cải tiến...
Những sáng kiến này đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng và giúp ND tiết kiệm chi phí sản xuất hoặc mang lại hiệu quả trong đời sống nông thôn”.
Mô hình xe chữa cháy mini ở khu dân cư.
Gần đây nhất có 2 sáng kiến mới “ra lò” của 2 thành viên trong CLB mà ND rất quan tâm là “hệ thống cáp treo loại nhỏ” và “xe chữa cháy ở khu dân cư”.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ nhiệm CLB, đồng thời là tác giả của sáng kiến “xe chữa cháy ở khu dân cư” chia sẻ: Hiện nay ở vùng nông thôn hình thành ngày càng nhiều khu, cụm, tuyến dân cư, trong khi vấn đề chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức.
Nhất là trong các con hẻm nhỏ, xe chữa cháy lớn không thể vào được, vì vậy tôi đã mày mò chế tạo xe chữa cháy loại nhỏ, đường hẻm 1m cũng vào được nên rất thuận tiện, thích hợp cho chữa cháy ở cụm dân cư nông thôn.
Nâng tầm sáng tạo
Ông Huỳnh Minh Ngọc cho biết thêm: “Nhờ mấy năm gần đây, Hội ND huyện thường xuyên phát động phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực cho đời sống, sản xuất của bà con ND nên số lượng ND tham gia sáng tạo tăng nhanh”.
Nói về ý tưởng thành lập CLB, ông Đoàn Văn Hiển - Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú cho biết: “CLB Nông Phú ra đời trước hết là vì ở đây có rất nhiều ý tưởng sáng tạo của ND.
Nhưng quan trọng hơn, đó là những ý tưởng sát với thực tế, dễ thực hiện và rất hữu dụng.
Từ chỗ có nhiều ND sáng tạo, Hội ND đã “ra tay” tập hợp họ lại để thể hiện vai trò nhiệm vụ của Hội, giúp ND có dịp sinh hoạt thường xuyên, giao lưu học hỏi và nâng tầm sáng tạo.
Tập hợp họ lại tức là thực hiện một trong những nhiệm vụ khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của ND”.
Ông Lê Minh Tùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh An Giang nhận định: “CLB Nông Phú là mô hình đầu tiên ở An Giang về hình thức tập hợp ND tham gia phong trào sáng tạo, phát kiến.
Với vai trò của mình, thiết nghĩ Hội ND cần tiếp tục phát huy, thành lập thêm nhiều CLB, nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu và đem lại lợi ích thiết thực cho ND”.
Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang vào giữa tháng 8 vừa qua, trong tổng số hơn 50 giải pháp, sáng kiến dự thi của toàn tỉnh thì đã có 16 giải pháp, sáng kiến của CLB Nông Phú.
Trong đó, có đến 12 giải pháp, sáng kiến được vào vòng chung kết của hội thi; 3 giải pháp, sáng kiến đạt giải (1 giải nhì và 2 giải khuyến khích).
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, năm 2016 Trung tâm sẽ xây dựng 19 mô hình khuyến nông - khuyến ngư (đã được UBND tỉnh phê duyệt) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Nhằm giải quyết đầu ra cho cây mì trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh đã đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì với công suất chế biến 250 tấn nguyên liệu/ngày tại Cụm Công nghiệp Tà Súc.

Cuối năm nay, tiêu chuẩn VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu, một mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận.

Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi theo tinh thần Quyết định số 3465/2014 của Bộ NN&PTNT.

Sáng 19.11, tại hội trường nhà văn hóa thôn Kim Thành (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo “Mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản”. Tham gia hội thảo có cán bộ Sở NN&PTNT và hơn 10 hộ dân thực hiện mô hình nuôi vịt.