Nâng tầm sáng tạo cho nhà nông

Nhiều sáng kiến hữu ích
Thành lập vào đầu tháng 6.2015, CLB đã thu hút gần 20 thành viên tham gia với hàng chục giải pháp, sáng kiến.
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú - Huỳnh Minh Ngọc thông tin: “Các sáng kiến của thành viên CLB tập trung vào việc cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, như máy đánh rãnh, máy đảo lúa, máy phát điện mini, máy tưới nước cho hoa màu, máy gieo hạt, rập chuột cải tiến...
Những sáng kiến này đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng và giúp ND tiết kiệm chi phí sản xuất hoặc mang lại hiệu quả trong đời sống nông thôn”.
Mô hình xe chữa cháy mini ở khu dân cư.
Gần đây nhất có 2 sáng kiến mới “ra lò” của 2 thành viên trong CLB mà ND rất quan tâm là “hệ thống cáp treo loại nhỏ” và “xe chữa cháy ở khu dân cư”.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ nhiệm CLB, đồng thời là tác giả của sáng kiến “xe chữa cháy ở khu dân cư” chia sẻ: Hiện nay ở vùng nông thôn hình thành ngày càng nhiều khu, cụm, tuyến dân cư, trong khi vấn đề chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức.
Nhất là trong các con hẻm nhỏ, xe chữa cháy lớn không thể vào được, vì vậy tôi đã mày mò chế tạo xe chữa cháy loại nhỏ, đường hẻm 1m cũng vào được nên rất thuận tiện, thích hợp cho chữa cháy ở cụm dân cư nông thôn.
Nâng tầm sáng tạo
Ông Huỳnh Minh Ngọc cho biết thêm: “Nhờ mấy năm gần đây, Hội ND huyện thường xuyên phát động phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực cho đời sống, sản xuất của bà con ND nên số lượng ND tham gia sáng tạo tăng nhanh”.
Nói về ý tưởng thành lập CLB, ông Đoàn Văn Hiển - Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú cho biết: “CLB Nông Phú ra đời trước hết là vì ở đây có rất nhiều ý tưởng sáng tạo của ND.
Nhưng quan trọng hơn, đó là những ý tưởng sát với thực tế, dễ thực hiện và rất hữu dụng.
Từ chỗ có nhiều ND sáng tạo, Hội ND đã “ra tay” tập hợp họ lại để thể hiện vai trò nhiệm vụ của Hội, giúp ND có dịp sinh hoạt thường xuyên, giao lưu học hỏi và nâng tầm sáng tạo.
Tập hợp họ lại tức là thực hiện một trong những nhiệm vụ khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của ND”.
Ông Lê Minh Tùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh An Giang nhận định: “CLB Nông Phú là mô hình đầu tiên ở An Giang về hình thức tập hợp ND tham gia phong trào sáng tạo, phát kiến.
Với vai trò của mình, thiết nghĩ Hội ND cần tiếp tục phát huy, thành lập thêm nhiều CLB, nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu và đem lại lợi ích thiết thực cho ND”.
Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang vào giữa tháng 8 vừa qua, trong tổng số hơn 50 giải pháp, sáng kiến dự thi của toàn tỉnh thì đã có 16 giải pháp, sáng kiến của CLB Nông Phú.
Trong đó, có đến 12 giải pháp, sáng kiến được vào vòng chung kết của hội thi; 3 giải pháp, sáng kiến đạt giải (1 giải nhì và 2 giải khuyến khích).
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng, trong khi nguồn cung lại thiếu, do đó, tuy giá cam đang ở mức hấp dẫn, nhưng nhiều chủ vườn đành tiếc nuối vì không có cam để bán.

Toàn tỉnh Bắc Giang đang có gần 700 ha vải thiều bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, mật độ bọ xít gây hại trung bình 1-2 con/cây; sâu đo 0,5-1 con/cây, cao 2-4 con/cây; bệnh sương mai gây hại tỷ lệ trung bình 5-10%, cao 20-40%.

Gọi hoạt động mua bán cá ngoài biển khơi là chợ trên sóng là bởi, cảnh mua bán rộn ràng ngang ngửa với chợ trên bờ, nhưng đồng thời cũng không thiếu những khung cảnh thơ mộng, lãng mạn của sóng nước. Hàng ngày, trên vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan, Phù Mỹ (Bình Định) có đến vài chục chiếc tàu rẽ sóng tìm đến những mẻ cá còn tươi rói của ngư dân vừa kéo lên khỏi mặt nước, ngay trên ngọn sóng.

Năm 2013 vừa qua, dân nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lớn cả về sản lượng và giá. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 9.500ha nuôi tôm (trong đó có 2.500ha nuôi tôm chân trắng) với tổng sản lượng trên 8.000 tấn; giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 150.000-210.000 đồng/kg (cao hơn từ 70.000-100.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012).

Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt heo sạch cho Đồng Nai, đầu năm 2012 hơn 25 hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, gồm các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 đã lên kế hoạch thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo. Theo đó, các hộ sẽ liên kết với nhà cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nhà phân phối…