Năng Suất Trồng Trọt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Đó là kết quả được công bố tại hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2014 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2014 - 2015 do Bộ NN-PTNT vừa được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.
Có được kết quả trên, bên cạnh việc triển khai đúng kế hoạch gieo trồng, việc các địa phương có nhiều sáng kiến ứng phó với hạn hán đã giúp cây trồng phát triển tốt, ổn định. Việc đưa những mô hình cánh đồng mẫu lớn, chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng vào vụ mùa cũng cho những kết quả khả quan, năng suất tăng khoảng 15% và giá thành tăng từ 15% - 20%.
Tại hội nghị, ngành trồng trọt đưa ra kế hoạch gieo trồng vụ mùa tới của toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên tăng gần 3 lần so với năm trước và cần chuyển đổi hơn 43.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu từ Cục Thú y, quý I/2014 đã làm thủ tục kiểm dịch NK từ Úc 31.774 con bò và 600 con trâu. Dự báo lượng bò, trâu sống nhập từ Úc về Việt Nam trong quý II sẽ còn nhiều hơn.

Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh thanh niên Đào Văn Sáng (khu 9, phường Hải Hoà, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã cải tạo đầm nuôi và chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau hơn chục năm gắn bó với mô hình này, đến nay anh Sáng đã gây dựng được một cơ ngơi khá vững chãi.

Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.