Năng Suất Mía Nguyên Liệu Đạt 61 Tấn/ha

Từ ngày 31–11–2014, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) triển khai thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2014 – 2015 và dự kiến kết thúc vào cuối tháng 3 – 2015. Hiện, huyện đang phối hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan tổ chức thu hoạch diện tích mía chín sớm; trong đó, ưu tiên các xã vùng xa, các xã đường giao thông đi lại khó khăn.
HTX Vận tải Thạch Thành phối hợp với ban chỉ đạo mía huyện, các xã, HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện công tác vận chuyển mía nguyên liệu về nhà máy, bảo đảm không để xảy ra tình trạng mía tồn đọng trên bãi lâu ngày. Đồng thời, tập trung kiểm tra, chấn chỉnh nhằm khắc phục tình trạng lái xe gây phiền hà cho người trồng mía, để nông dân yên tâm thu hoạch và bán mía cho nhà máy.
Ngoài ra, huyện chỉ đạo các xã, lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý mía nguyên liệu, không để bán ra ngoài vùng... Đến ngày 18 – 12, trên địa bàn huyện thu hoạch được 730 ha, năng suất bình quân 61 tấn/ha; riêng vùng đồi xã Thành Vân và một số xã ven sông Bưởi..., năng suất mía nguyên liệu đạt 80 đến 85 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.