Năng Suất Lúa Đông Xuân Ước Đạt 65 Tạ/ha

Ngày 14/5, đoàn kiểm tra liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Giống Nông nghiệp Điện Biên, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất lúa vụ đông xuân năm 2013 - 2014 trên địa bàn huyện.
Vụ chiêm xuân 2014, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên gieo cấy trên 300ha lúa; giống bắc thơm số 7 chiếm trên 70% diện tích, còn lại là các giống nếp, IR64. Hiện nay bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, khẩn trương thu hoạch lúa mùa.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Điện Biên gieo cấy 4.652ha (trong đó, vùng lòng chảo hơn 3.554ha). Cơ cấu giống đầu vụ: các giống lúa thơm (chiếm từ 55 - 65% diện tích); IR 64 (chiếm 10 - 15%), còn lại là các giống lúa lai. Nhờ tích cực thăm đồng kịp thời phát hiện và phòng bệnh cho cây lúa nên năng suất lúa trung bình ước đạt 65 tạ/ha, tăng hơn 2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2012 - 2013.
Lúa trà sớm, trà chính vụ đang vào giai đoạn chín và bắt đầu cho thu hoạch, dự kiến, kết thúc thu hoạch vào cuối tháng 5. Riêng đối với các xã có tiểu vùng khí hậu, như: Mường Phăng, Pa Khoang, Nà Tấu và Nà Nhạn sẽ kết thúc thu hoạch vào tháng 7.
Có thể bạn quan tâm

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.