Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm

Lao động chưa qua đào tạo, ngại thay đổi quy trình sản xuất sẽ làm giảm chất lượng, năng suất lao động.
PGS-TS Chu Tiến Quang – cán bộ Tiểu ban Chính sách, Hội đồng Khoa học công nghệ (Bộ NNPTNT) cho biết: “Nguồn nhân lực sản xuất là một trong những điểm yếu, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá nhiều, trong khi quỹ đất canh tác nhỏ và giảm dần, dẫn tới quy mô sản xuất của các hộ quá nhỏ và phân tán, sản lượng và giá trị nông nghiệp làm ra không đủ sống và tích lũy để mở rộng sản xuất”.
Đi sâu vào chất lượng lao động nông nghiệp, thạc sĩ Đinh Xuân Nghiêm (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: “Chất lượng lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức thấp.
Điều này dẫn tới năng lực tiếp cận tiến bộ khoa học thấp, ngại thay đổi quy trình sản xuất với năng suất, chất lượng thấp.
Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp dẫn tới hiệu quả thấp và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm.
Năm 2014 năng suất lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 18,7 triệu đồng/lao động, bằng 36,8% năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế”.
Theo ông Nghiêm, năng suất lao động nông nghiệp thấp đồng nghĩa với hiệu quả và khả năng cạnh tranh với nông nghiệp các nước thấp, dẫn đến ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường nội địa.
Đây là thách thức lớn đã đặt ra trong nhiều năm qua và càng tăng lên trong mở rộng hội nhập quốc tế những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).