Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm

Lao động chưa qua đào tạo, ngại thay đổi quy trình sản xuất sẽ làm giảm chất lượng, năng suất lao động.
PGS-TS Chu Tiến Quang – cán bộ Tiểu ban Chính sách, Hội đồng Khoa học công nghệ (Bộ NNPTNT) cho biết: “Nguồn nhân lực sản xuất là một trong những điểm yếu, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá nhiều, trong khi quỹ đất canh tác nhỏ và giảm dần, dẫn tới quy mô sản xuất của các hộ quá nhỏ và phân tán, sản lượng và giá trị nông nghiệp làm ra không đủ sống và tích lũy để mở rộng sản xuất”.
Đi sâu vào chất lượng lao động nông nghiệp, thạc sĩ Đinh Xuân Nghiêm (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: “Chất lượng lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức thấp.
Điều này dẫn tới năng lực tiếp cận tiến bộ khoa học thấp, ngại thay đổi quy trình sản xuất với năng suất, chất lượng thấp.
Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp dẫn tới hiệu quả thấp và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm.
Năm 2014 năng suất lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 18,7 triệu đồng/lao động, bằng 36,8% năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế”.
Theo ông Nghiêm, năng suất lao động nông nghiệp thấp đồng nghĩa với hiệu quả và khả năng cạnh tranh với nông nghiệp các nước thấp, dẫn đến ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường nội địa.
Đây là thách thức lớn đã đặt ra trong nhiều năm qua và càng tăng lên trong mở rộng hội nhập quốc tế những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.