Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha

Vụ mùa năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống lúa thuần ngắn ngày CXT30, với quy mô 41,75ha, tại xứ đồng Cầu, Hương Muôi, Vải Đường thuộc khu 14 và 17, xã Vĩnh Lại.
Giống lúa thuần CXT30 do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, được áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI và kỹ thuật mới để làm lúa chét. Qua theo dõi cho thấy giống lúa CXT30 phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, số rảnh hữu hiệu cao, thời gian trỗ bông tập trung và khả năng kháng sâu bệnh tốt.
Thời gian sinh trưởng giống lúa CXT30 là 92 ngày, ngắn hơn giống lúa đối chứng (KD18) 5 ngày, phù hợp cho các vụ trong năm, trên chân đất đồng bằng, sâu trũng phù hợp với việc làm lúa chét. Năng suất giống lúa CXT30 ước đạt 296 kg/sào, (tương đương 82 tạ/ha) cao hơn lúa KD18 từ 73-112kg/sào. Chất lượng gạo thơm, ngon hiệu quả kinh tế vượt trội so với giống lúa đối chứng.
Sau khi thăm quan thực tế tại mô hình trình diễn, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng, các hộ nông dân đề nghị UBND huyện cho phép mở rộng sản xuất giống lúa CXT30 trong những vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch ổi. Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Dinh Thẳm, xã Cao Xá cho biết: Giống ổi được trồng ở các hộ trong thôn có nguồn gốc từ Hải Dương theo phương pháp ghép mắt. Sau một năm trồng là được thu quả, ổi cho thu hoạch từ tháng 7 năm trước đến tháng 2 năm sau. Muốn cây ra quả trái vụ mà vẫn giữ được năng suất và chất lượng tốt, phải hãm không cho lộc ra vào mùa chính.

PV NNVN đã có những trải nghiệm thú vị tại cái nôi của ngành công nghiệp mắc ca thế giới…

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.