Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha

Vụ mùa năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống lúa thuần ngắn ngày CXT30, với quy mô 41,75ha, tại xứ đồng Cầu, Hương Muôi, Vải Đường thuộc khu 14 và 17, xã Vĩnh Lại.
Giống lúa thuần CXT30 do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, được áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI và kỹ thuật mới để làm lúa chét. Qua theo dõi cho thấy giống lúa CXT30 phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, số rảnh hữu hiệu cao, thời gian trỗ bông tập trung và khả năng kháng sâu bệnh tốt.
Thời gian sinh trưởng giống lúa CXT30 là 92 ngày, ngắn hơn giống lúa đối chứng (KD18) 5 ngày, phù hợp cho các vụ trong năm, trên chân đất đồng bằng, sâu trũng phù hợp với việc làm lúa chét. Năng suất giống lúa CXT30 ước đạt 296 kg/sào, (tương đương 82 tạ/ha) cao hơn lúa KD18 từ 73-112kg/sào. Chất lượng gạo thơm, ngon hiệu quả kinh tế vượt trội so với giống lúa đối chứng.
Sau khi thăm quan thực tế tại mô hình trình diễn, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng, các hộ nông dân đề nghị UBND huyện cho phép mở rộng sản xuất giống lúa CXT30 trong những vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.

Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.

Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).

Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.