Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ

Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ
Ngày đăng: 02/11/2015

Cảng cá Thanh Hà (TP.Hội An) sôi động hẳn trong những ngày qua khi các tàu cá công suất nhỏ của ngư dân liên tiếp cập bờ bán hải sản.

Ngư dân Nguyễn Văn Đi (khối phố Phước Thịnh, phường Cửa Đại, TP.Hội An), chủ tàu cá QNa 93035 cho biết: “Tất thảy được 5 tạ cá, tổng cộng thu được 6 triệu đồng.

Trừ chi phí hết 1 triệu đồng, 5 anh em chia nhau được mỗi người 1 triệu đồng”.

Ông Đi cùng 4 anh em họ hàng góp vốn đóng được tàu cá QNa 93035 có công suất 90CV từ 6 năm nay, chuyên khai thác hải sản gần bờ bằng nghề lưới trủ.

Chuyến biển vừa qua của tàu cá QNa 93035 chỉ diễn ra trong một đêm với ngư trường khai thác cách vùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) chừng 10 hải lý.

Ngư dân Quảng Nam bám biển quanh năm, sản xuất trong mùa biển động.

Cách cảng cá Thanh Hà không xa, bến cá Duy Hải ở huyện Duy Xuyên cũng nhộn nhịp vào những ngày này.

Nhiều ngư dân cho biết, bán hải sản càng sớm thì càng được giá.

“Ngư trường khai thác chủ yếu của tàu cá chúng tôi là vùng biển Cồn Cỏ (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).

Mấy anh em sản xuất ở đó rồi bán ngay sản phẩm cho các tàu thuyền làm rỗi (PV: các phương tiện chuyên mua hải sản trên biển rồi về bán lại ở bờ).

Cả tháng nay xa nhà nên anh em về đánh bắt hải sản gần bờ ở ngư trường Cù Lao Chàm.

Chừ bán cá xong thì neo đậu phương tiện ở khu vực Duy Hải, về thăm nhà rồi tranh thủ thời tiết thuận lợi lại ra khơi” - ông Trần Công Giúp (tổ 1, thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) - chủ tàu cá QNa 94024 có công suất 120CV theo nghề lưới trủ cho biết.

Tại làng biển Bình Minh, ông Trương Công Ba (tổ 14, thôn Hà Bình, xã Bình Minh) lại khấm khá nhờ cào nghêu biển.

Ông Ba kể, cứ hễ biển yên là đi cào nghêu ở vùng biển ven bờ từ 5 gờ sáng cho đến 12 giờ trưa trên phương tiện QNa 04156 có công suất chỉ 20CV.

Tính trung bình, mỗi ngày thu được cỡ 30kg nghêu, bán được khoảng 1 triệu đồng, trừ chi phí, thu được 500 nghìn đồng.

“Cao điểm của nghề cào nghêu là từ tháng 3 đến tháng 9.

Mình cứ tranh thủ thời gian, chỉ cần sóng không quá lớn là cào được nghêu biển.

Mùa này ít người theo nghề nên cào được nghêu lớn.

Với mỗi ký nghêu cỡ 7 - 10 con thì bán được giá khoảng 60 - 70 nghìn đồng/kg, gấp đôi so với cỡ 20 - 30 con/kg nên thu nhập ổn định hơn”.

Với quyết tâm bám biển quanh năm, ông Ba đã theo học nghề lưới cá hố từ 5 năm trở lại đây, để chuyển nghề khi không thể cào nghêu trong điều kiện gió mạnh.

Với chuyến biển từ đêm tới sáng, ông Ba thu được cỡ vài chục đến 1 tạ cá hố.

Thành quả đó đem lại cho gia đình ông Ba hơn 1 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Nói là lưới cá hố nhưng nhiều khi ông Ba lại trúng đậm cá khoai.

Loại hải sản này cũng được giá.

“Mùa nào thức nấy, biển tương đối yên thì tôi đi cào nghêu.

Hễ sóng cỡ cấp 5, cấp 6 thì tôi theo nghề lưới cá hố.

Biển cả không bao giờ “nghoảnh mặt” với những ngư dân cần cù” - ông Ba đúc kết.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng và thách thức Triển vọng và thách thức

Cá rô phi có thịt trắng, ít mỡ và có thể chế biến được nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, loài thủy sản này dễ nuôi, có thể sinh sống và phát triển tốt ở hệ sinh thái nước ngọt, lợ… ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao; giá thành sản xuất thấp.

27/11/2015
Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ

Nghề Lờ dây phát triển mạnh tại các tỉnh duyên hải. Đây là nghề hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển.

27/11/2015
Có gan sẽ giàu Có gan sẽ giàu

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7.

27/11/2015
Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

27/11/2015
Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm với nhiều hình thức nuôi: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống… Những hình thức nuôi này đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân khá giàu.

27/11/2015