Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nắng Nóng Tiếp Diễn, Tăng Cường Chống Hạn

Nắng Nóng Tiếp Diễn, Tăng Cường Chống Hạn
Ngày đăng: 13/08/2014

Nắng hạn vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng nghìn hécta cây trồng bị chết, thiếu nước. Trong khi đó, đã có ít nhất hơn 1.400ha rừng bị khô, chết, dẫn đến liên tục xảy ra cháy rừng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn, hạn chế tối đa cháy rừng.

CÂY VẪN KHÔ, RỪNG TIẾP TỤC CHÁY

Theo Sở NN-PTNT, do mưa ít, nắng nóng kéo dài dẫn đến nhiều sông, suối, ao hồ, kênh mương cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước đã gây ra hạn hán trên diện rộng. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 8.720ha lúa hè thu bị thiếu nước phải bơm tưới và triển khai các phương án chống hạn.

Trong đó, TP Tuy Hòa 295ha, TX Sông Cầu 159ha, các huyện Đông Hòa 972ha, Tây Hòa 1.101ha, Đồng Xuân 868ha, Tuy An 724ha, Sông Hinh 140ha, Sơn Hòa 350ha (nằm trong hệ thống tưới thủy nông Đồng Cam 4.109ha).

Ngoài ra, hơn 534ha lúa thuộc các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, TX Sông Cầu bị khô cháy, có khả năng mất trắng. Trong khi đó, các loại cây trồng khác như mía đã có 3.225ha bị hạn, giảm năng suất từ 15 đến 30%; trên 4.800ha sắn bị hạn không mọc hoặc không phát triển; hơn 7.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, tăng gần 1.000 hộ so với trung tuần tháng 7.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm 2013, làm thiệt hại gần 250ha rừng trồng. Vụ cháy gần đây nhất xảy ra cháy hơn 12ha rừng ở huyện Đồng Xuân và hơn 1.200m2 vườn thực vật Núi Nhạn, TP Tuy Hòa. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, có hơn 1.460ha rừng trồng bị chết khô do nắng nóng, chủ yếu tại huyện Đồng Xuân, Tuy An và TX Sông Cầu.

Tại cuộc họp bàn phương pháp chống hạn diễn ra vào ngày 8/8, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc cho biết, đã cấp bổ sung dự toán ngân sách năm 2014 cho huyện Tuy An và Đồng Xuân và mới đây, Chính phủ cũng đã hỗ trợ tỉnh 10,9 tỉ đồng để chống hạn, khắc phục hậu quả thiệt hại do nắng nóng gây ra. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài chính phân bổ nguồn kinh phí trên cho các địa phương thực hiện công tác chống hạn.

TRÍCH NGÂN SÁCH HÀNG CHỤC TỈ ĐỒNG CHỐNG HẠN

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc cho biết, tỉnh liên tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình hạn hán để kịp thời triển khai các biện pháp chống hạn; kiểm tra, rà soát tình hình thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán để chủ động đề xuất các cấp, ngành giải quyết kịp thời và có kế hoạch chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh phối hợp các địa phương kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng…

Trước thực trạng trên, các địa phương phải trích ngân sách gần 29 tỉ đồng tu bổ, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy thượng lưu đập dâng, đào kênh dẫn dòng tập trung nước về các bể hút; tăng ca, tăng giờ bơm vượt định mức từ 20 đến 30%; bổ sung các trạm bơm dã chiến, khoan, đào thêm các giếng nước…

Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam phải cho hoạt động các trạm bơm chống hạn Hòa Định Đông (6 tổ máy, công suất 1.000m3/giờ, bổ sung nước cho kênh chính Bắc), Đồng Bò (5 tổ máy, công suất 1.000m3/giờ, bổ sung nước cho kênh chính Nam), Hòa Mỹ Đông (3 tổ máy, công suất 1.000m3/ giờ, bổ sung nước cho kênh N2 Nam) và lắp đặt các trạm bơm dã chiến đặt tại những vị trí có nguồn nước, bơm tối đa chống hạn.

Đồng Xuân là địa bàn chịu hạn hán nặng nhất tỉnh, huyện đã lắp đặt máy bơm chống hạn tại Trạm bơm điện Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 để bơm nước từ sông Trà Bương chống hạn cho hơn 50ha lúa đồng Gò Đế. Huyện Tuy An cũng bố trí 9 máy bơm tại vị trí đầu kênh chính của hệ thống thủy nông Tam Giang, bơm bổ sung nước vào kênh tưới chống hạn cho 724ha lúa hè thu, tăng hơn 200ha so với trung tuần tháng 7.

Ông Bùi Văn Định, Trưởng Trạm quản lý thủy nông Phú Xuân, huyện Đồng Xuân cho biết, nắng hạn gay gắt, nên ngay từ đầu vụ đơn vị đã chủ động cắt giảm tưới hơn 1/2 diện tích lúa hè thu. Ngoài hệ thống tự chảy, đơn vị còn sử dụng hệ thống trạm bơm điện dọc sông Trà Bương bơm bổ sung vào kênh mương phục vụ tưới cho 50ha lúa thuộc cánh đồng thôn Thạnh Đức. Tuy nhiên, hiện mực nước hồ Phú Xuân đã hạ thấp dưới mực nước chết, vì vậy ban quản lý tiếp tục huy động nhân lực cùng hai máy bơm điện bơm nước cứu lúa.


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.

27/11/2014
Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) là người rất thành công với mô hình nuôi cá heo nước ngọt trong bè, mỗi năm lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

23/06/2014
Vú Sữa Lò Rèn Đầu Mùa Năm Nay Giá Thấp Vú Sữa Lò Rèn Đầu Mùa Năm Nay Giá Thấp

Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.

27/11/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tìm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Rau Theo Hướng Công Nghệ Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long Tìm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Rau Theo Hướng Công Nghệ Cao

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

23/06/2014
Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

27/11/2014