Nắng Nóng, Nhiều Loại Sâu Bệnh Phát Sinh

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.
Đáng chú ý là trên diện tích lúa hè sớm giai đoạn đòng-trổ, sâu đục thân 2 chấm đang nở rộ gây hiện tượng bông bạc và dảnh héo. Các địa phương có nguy cơ bị sâu đục thân 2 chấm gây hại nặng gồm Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, TP.Quy Nhơn… Bên cạnh đó, các bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đen lép hạt, bọ trĩ, rầy nâu - rầy lưng trắng, chuột cũng đang gây hại cục bộ một số diện tích lúa vụ hè thu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường vận động, tuyên truyền bà con nông dân thường xuyên thăm đồng; triển khai tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên diệt chuột, đảm bảo cho lúa hè thu sinh trưởng, phát triển tốt…
Có thể bạn quan tâm

Theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, từ tháng 10-2014 đến năm 2016 sẽ có 1.000 tỷ đồng vốn vay (với lãi suất 8%/năm) từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đồng Nai được giải ngân cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, với thời gian trả nợ trong 2 năm: 2016 - 2017.

Cũng như nhiều thanh niên trong xã, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Phạm Năng Thành rời quê vào Nam làm thuê kiếm sống. 3 năm lăn lộn nơi đất khách quê người dành dụm được chút vốn, năm 2003 Thành quay về quê khởi nghiệp. Thất bại với không ít loại cây, anh Thành chuyển sang trồng thử nghiệm chuối hồng - một giống chuối mới, quả vàng, có vị ngọt.

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.