Nắng nóng kéo dài làm thiệt hại trên 200 ha nghêu

Hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông cho biết, nghêu bắt đầu chết rãi rác từ khoảng giữa tháng 3 năm 2015, đến thời điểm hiện nay. Diện tích bị thiệt hại khoảng 200 ha với số lượng chết khoảng 80%, còn lại 250 ha nghêu tiếp tục chết khoảng 40%. Nghêu chết có kích cỡ từ 60 – 65 con chiếm 40%, kích cỡ 200 – 250 con/kg chiếm 60%, làm thiệt hại cho hợp tác xã hàng tỷ đồng.
Chi cục nuôi trồng thuỷ sản Bến Tre đã lấy mẫu gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2 xét nghiệm và bước đầu xác định được nguyên nhân nghêu chết là do vào thời điểm này, thuỷ triều kém, thời gian phơi bãi dài kết hợp với nắng nóng và độ mặn tăng cao đột ngột, đặc biệt tỷ lệ nghêu mang trứng và mật độ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus cao đã làm chết nghêu.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình sản lượng cá ngừ đại dương bị suy giảm, nhiều ngư dân Phú Yên đang kết hợp đánh bắt nhiều loại hải sản trong cùng một chuyến biển để tạo hiệu quả kinh tế.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương này đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế, nên trong thời gian gần đây một số hộ dân ở ấp An Phú A (xã Long An- Long Hồ - Vĩnh Long) nuôi một loại sâu mà chính họ cũng chẳng biết đó là sâu gì. Vậy thực tế loại sâu này là sâu gì, có lợi ích hay tác hại như thế nào?

Sau khi công bố hết dịch cúm gia cầm, giá bán gà tại Tây Ninh đã tăng trở lại, từ 26.000 đồng/1kg lên 38.000 đồng/1kg. Với mức giá này, người nuôi gà thả vườn lãi 5.000 đồng mỗi kg.

Nhiều hộ nông dân ở các vùng rau Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, đã và đang áp dụng quy trình trồng ớt ngọt và xà lách trên giá thể trong nhà kính để tăng năng suất, tăng giá trị trên từng đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp.