Nắng Nóng Kéo Dài, Hơn 12 Ha Tôm Cá Bị Ngạt Và Chết

Ước tính thiệt hại trên 100 triệu đồng.
Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, những ngày qua do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích tôm, cá của bà con ngư dân trên địa bàn huyện bị ngạt và chết.
Tính đến nay, toàn huyện đã có 12 ha tôm, cá bị ngạt và chết, trong đó xã Quảng Phước 7 ha, xã Quảng An 3 ha, xã Quảng Công 2 ha. Ước tính thiệt hại trên 100 triệu đồng.
Hiện, để giảm bớt thiệt hại cho ngư dân, phòng NN&PTNT phối hợp chính quyền địa phương các xã, thị trấn hướng dẫn bà con triển khai các biện pháp tạo ôxy trong ao hồ nuôi, thay đổi nước trong những ao hồ nuôi có tôm, cá bị ngạt, tiến hành thu hoạch những hồ nuôi tôm, cá đã lớn...
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.