Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.
Kỹ sư Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Năm nay, việc thả nuôi chậm do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ban ngày cao có khi lên tới 36 - 37 độ C, thủy vực nước kênh thấp, chất lượng nước kém, việc bơm nước để ương nuôi tôm rất khó khăn nên các hộ nuôi rất ngán ngại xuống giống sớm. Dự kiến, cuối tháng này và giữa tháng 5 mới thả nuôi tập trung...”.
Theo kế hoạch năm 2013, toàn huyện Tam Nông sẽ tăng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha, ước sản lượng đạt 1.700 tấn. Trạm Thủy sản sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho người nuôi; đồng thời phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn GMP, GAP để làm tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn. Mặc dù tiến độ thả nuôi chậm, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch nuôi tôm càng xanh năm 2013 của huyện.
Kỹ sư Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông khuyến cáo: “Các hộ nuôi cần chủ động liên hệ với các trại giống ký hợp đồng trước để cung cấp đủ số lượng giống. Thay vì mọi năm thả 3 đợt, năm nay thả dồn 2 đợt cuối, khả năng thiếu giống có thể xảy ra. Do đó, bà con phải chủ động, tuy tiến độ thả nuôi chậm nhưng vẫn đảm bảo diện tích nuôi như mọi năm”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.