Nâng Niu Xoài Quý Đá Trắng

Những cây xoài Ngự ở chùa Đá Trắng (Phú Yên) đã được nhiều người biết đến trước khi được công nhận là Cây di sản (cuối năm 2013). Ngày xưa, xoài chín ở đây đều phải dâng hết cho triều đình.
Cây huyền sử
Ấy là cụm cây xoài đã trên 220 năm tuổi, tỏa bóng trong khuôn viên di tích quốc gia chùa Đá Trắng (Từ Quang, xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên). Tương truyền, trên đường hành quân đánh trận ngang qua đất Phú Yên, Chúa Nguyễn Ánh đã được dân địa phương dâng lãm xoài Đá Trắng.
Trong lúc mỏi mệt, hương vị ngọt thanh quyến rũ chưa từng thấy của xoài Đá Trắng đã khiến ngài “ấn tượng khó phai”. Thế nên sau đó, dưới triều Gia Long, cùng với bòn bon Quảng Nam, xoài Đá Trắng đất Phú Yên đã trở thành “nhị bảo ngự thiện”. Cứ mỗi dịp Tết Đoan ngọ, tỉnh Phú Yên phải dâng vua từ 1.000 - 2.000 trái xoài “chính hãng” chùa Đá Trắng.
Khu vực quanh chùa Đá Trắng đất đai không màu mỡ, chen nhiều đá tảng, thế nên xoài mọc được và phát triển không nhiều, thành ra lại càng rất quý hiếm. Thường niên, quan huyện lệnh phải cắt cử sai nha canh gác cẩn thận vườn xoài và ghi chép tỉ mỉ quá trình ra hoa, kết trái, số lượng thu hoạch. Đã vậy, Phú Yên còn lập riêng một đội quân chuyên lo vận chuyển xoài ra kinh đô Huế. Xoài được ủ cẩn thận vào giỏ tre lót đệm nhẹ nhàng, chở đến Huế thì trái cũng vừa chín vàng, thơm nức. Nhà vua sẽ mở tiệc ngự thiện, thưởng thức xoài và chia lộc cho các quan đại thần…
Những cây xoài cổ thụ này đã có trước khi chùa Từ Quang được tạo lập (năm Đinh Tị 1797, triều Vua Quang Toản nhà Tây Sơn). Đây là ngôi chùa đã chứng kiến những cuộc gặp gỡ quan trọng của các lãnh tụ phong trào Cần Vương. Dưới bóng xoài Đá Trắng hiện vẫn còn ngôi miếu thờ hai chí sĩ yêu nước Võ Trứ và Trần Cao Vân. Lễ hội chùa Đá Trắng (10 – 11 tháng Giêng) vẫn đều đặn diễn ra…
Mong sớm được bảo tồn, phục tráng...
Giản dị, nghiêm trầm bên đỉnh dốc, chùa Đá Trắng (Từ Quang) không phô trương thanh thế nhưng đủ hút bước chân những người lắng lòng về một cõi linh thiêng với biết bao kỳ nhân, dị vật đã còn in dấu ở đất này. Bóng xoài Ngự vẫn âm trầm nhuốm màu huyền thoại quanh chùa. Câu ca “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài” mỗi độ xuân đến như lời nhắc người chiêm vọng về một sản vật gắn với bao thăng trầm của Tổ quốc. Thế nhưng từ lâu rồi, không mấy ai còn được ăn trái xoài Đá Trắng từ những gốc cây huyền sử.
Câu ca “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài” mỗi độ xuân đến như lời nhắc người chiêm vọng về một sản vật gắn với bao thăng trầm của Tổ quốc. Thế nhưng từ lâu rồi, không mấy ai còn được ăn trái xoài Đá Trắng từ những gốc cây huyền sử.
Sư thầy Thích Đồng Quang cho biết, hiện nay giống xoài gốc ở Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây, thuộc vào hàng cổ thụ, nằm ở 4 góc chùa, nhưng tới 3 cây đã không còn ra trái, còn 1 cây năm ra năm không, số lượng hoa trái rất lác đác. Những cây xoài nhỏ hơn trong vườn chùa mới trồng sau này là giống từ nơi khác, còn xoài gốc Đá Trắng vẫn chưa ươm thành công.
Theo ông Hồ Văn Tiến – Giám đốc Sở VHTTDL Phú Yên, vẫn chưa thấy ngành nông nghiệp tỉnh vào cuộc để phục tráng, nhân giống xoài này như mong muốn của nhiều người. “Trước mắt, đơn vị cùng Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên tổ chức hỗ trợ để chùa Từ Quang và người dân quanh vùng tiến hành bảo quản, nhân giống xoài Đá Trắng. Tin rằng, người dân nơi đây sẽ tìm cách bảo tồn được giống xoài quý này” - ông Tiến nói.
Với việc được công nhận cây di sản, nhiều người hy vọng các chuyên gia nông nghiệp sẽ vào cuộc nhiệt thành để tìm cách lưu giữ bộ giống quý này, để những trái xoài Đá Trắng không chỉ còn trong vọng tưởng. Mong đến ngày, du khách đường xa vãn cảnh chùa, dừng chân dưới bóng cổ thụ, thưởng thức trái xoài thơm từ huyền thoại, để cảm yêu hơn hương đất quê nhà…
Có thể bạn quan tâm

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).