Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Tham gia hội thảo có đại diện Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, UBND xã Phước Minh, Cty CP Mía đường Thành Thành Công, Cty CP Đường Biên Hòa, Cty CP Đường Nước Trong và 25 nông dân trồng mía điển hình.
Sau khi ThS. Phạm Văn Tùng trình bày báo cáo về thực trạng độ phì của đất xám trồng mía ở Tây Ninh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất trồng mía, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đưa ra các kỹ thuật nhằm duy trì độ phì của đất như che phủ bằng nguồn ngọn lá mía, luân xen canh với cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ, bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước…
Các đại biểu đã đi tham quan mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phước Minh. Theo đánh giá, năng suất mía trong mô hình đạt trên 120 tấn/ha, cao hơn so với mô hình canh tác thông thường 20 tấn/ha.
Hy vọng rằng, sau hội thảo, mô hình canh tác mía tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất nêu trên sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả SX mía, chế biến đường, cũng như khả năng cạnh tranh của ngành mía đường khi hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Ở Trung Quốc, nhu cầu nuôi cá lồng ngoài khơi chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay vì mật độ tập trung quá lớn của các lồng nuôi truyền thống ở các khu vực ven biển.

Trước khi thả giống tiến hành tháo nước cải tạo ruộng, dùng vôi bột rắc khắp đáy ruộng để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Lấy nước vào ruộng qua lưới lọc và dùng phân gây màu, khi nước có màu xanh nõn chuối mới tiến hành thả going.

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80-100%.