Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Tham gia hội thảo có đại diện Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, UBND xã Phước Minh, Cty CP Mía đường Thành Thành Công, Cty CP Đường Biên Hòa, Cty CP Đường Nước Trong và 25 nông dân trồng mía điển hình.
Sau khi ThS. Phạm Văn Tùng trình bày báo cáo về thực trạng độ phì của đất xám trồng mía ở Tây Ninh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất trồng mía, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đưa ra các kỹ thuật nhằm duy trì độ phì của đất như che phủ bằng nguồn ngọn lá mía, luân xen canh với cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ, bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước…
Các đại biểu đã đi tham quan mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phước Minh. Theo đánh giá, năng suất mía trong mô hình đạt trên 120 tấn/ha, cao hơn so với mô hình canh tác thông thường 20 tấn/ha.
Hy vọng rằng, sau hội thảo, mô hình canh tác mía tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất nêu trên sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả SX mía, chế biến đường, cũng như khả năng cạnh tranh của ngành mía đường khi hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…