Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Tham gia hội thảo có đại diện Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, UBND xã Phước Minh, Cty CP Mía đường Thành Thành Công, Cty CP Đường Biên Hòa, Cty CP Đường Nước Trong và 25 nông dân trồng mía điển hình.
Sau khi ThS. Phạm Văn Tùng trình bày báo cáo về thực trạng độ phì của đất xám trồng mía ở Tây Ninh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất trồng mía, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đưa ra các kỹ thuật nhằm duy trì độ phì của đất như che phủ bằng nguồn ngọn lá mía, luân xen canh với cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ, bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước…
Các đại biểu đã đi tham quan mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phước Minh. Theo đánh giá, năng suất mía trong mô hình đạt trên 120 tấn/ha, cao hơn so với mô hình canh tác thông thường 20 tấn/ha.
Hy vọng rằng, sau hội thảo, mô hình canh tác mía tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất nêu trên sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả SX mía, chế biến đường, cũng như khả năng cạnh tranh của ngành mía đường khi hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 đã thực hiện chi hỗ trợ cho 1.021 lượt tàu cá của ngư dân trong tỉnh theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ nhiên liệu 137,5 tỷ đồng, kinh phí còn lại là hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và máy thông tin liên lạc.

Trước đây, mô hình gia cầm, chủ yếu là các loại gà và vịt xiêm theo quy mô nhỏ tại gia đình rất phát triển. Gần đây, các loại vịt ta được nhiều gia đình phát triển nuôi theo dạng nhốt chuồng với số lượng phổ biến từ 10 - 30 con, thậm chí có hộ nuôi từ 50 - 70 con theo hình thức làm chuồng nhốt vịt hoàn toàn trên cạn hoặc tận dụng ao, một đoạn kênh rạch gần nhà giăng lưới, làm chuồng nuôi nửa trên cạn, nửa dưới nước.

Giá gà tăng đột biến do dịp cuối năm, nhu cầu mua loại gà đặc sản này làm quà biếu tăng cao. Gà biếu thường được bán theo cặp, trung bình từ 6 - 10 kg/cặp. Theo đó, gà Đông Tảo có giá từ 3 - 5 triệu đồng/cặp. Điểm đặc biệt của gà Đông Tảo là cặp chân “voi”, chân càng to càng được thị trường ưa chuộng. Khách đặt mua chủ yếu là ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận.

Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.