Nâng Công Suất Trạm Biến Áp Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 12/2, Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tiến hành nâng công suất trạm biến áp tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ để phục vụ nuôi tôm công nghiệp cho bà con nông dân.
Hiện nay, tuyến kênh này diện tích nuôi tôm công nghiệp liên tục tăng lên, đã có hơn 70 ao đầm tôm công nghiệp được nông dân thả nuôi. Hầu hết đều sử dụng điện để chạy quạt tạo oxy cho tôm, làm cho điện áp nơi đây luôn nằm trong tình trạng quá tải, nhất là thời điểm 17 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau và đã gây bức xúc đối với nhiều hộ sử dụng điện
Theo nhận định của ngành điện, mặc dù trạm biến áp được nâng công suất lên gấp đôi so với trước, nhưng khó có thể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp của người dân.
Nguyên nhân, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới và tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra. Vì vậy, ngành điện khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng động cơ máy nổ chạy quạt tạo oxy cho ao đầm nuôi tôm vào giờ cao điểm, để giảm áp lực điện quá tải đối với trạm biến áp.
Có thể bạn quan tâm

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đầu tư cho xã Phước Hưng với mức hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn dành cho cá da trơn như Cargill, có độ đạm cao (30 – 40%).

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 42,3% số dự án đã, đang triển khai thực hiện và đi vào hoạt động. Số dự án còn lại hiện đang gặp khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… Thực tế này đang đòi hỏi các ngành, địa phương cần sớm có những giải pháp phù hợp để giúp nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.