Nâng Công Suất Trạm Biến Áp Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 12/2, Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tiến hành nâng công suất trạm biến áp tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ để phục vụ nuôi tôm công nghiệp cho bà con nông dân.
Hiện nay, tuyến kênh này diện tích nuôi tôm công nghiệp liên tục tăng lên, đã có hơn 70 ao đầm tôm công nghiệp được nông dân thả nuôi. Hầu hết đều sử dụng điện để chạy quạt tạo oxy cho tôm, làm cho điện áp nơi đây luôn nằm trong tình trạng quá tải, nhất là thời điểm 17 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau và đã gây bức xúc đối với nhiều hộ sử dụng điện
Theo nhận định của ngành điện, mặc dù trạm biến áp được nâng công suất lên gấp đôi so với trước, nhưng khó có thể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp của người dân.
Nguyên nhân, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới và tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra. Vì vậy, ngành điện khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng động cơ máy nổ chạy quạt tạo oxy cho ao đầm nuôi tôm vào giờ cao điểm, để giảm áp lực điện quá tải đối với trạm biến áp.
Có thể bạn quan tâm

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.

Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết, việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin.