Nâng Công Suất Trạm Biến Áp Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 12/2, Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tiến hành nâng công suất trạm biến áp tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ để phục vụ nuôi tôm công nghiệp cho bà con nông dân.
Hiện nay, tuyến kênh này diện tích nuôi tôm công nghiệp liên tục tăng lên, đã có hơn 70 ao đầm tôm công nghiệp được nông dân thả nuôi. Hầu hết đều sử dụng điện để chạy quạt tạo oxy cho tôm, làm cho điện áp nơi đây luôn nằm trong tình trạng quá tải, nhất là thời điểm 17 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau và đã gây bức xúc đối với nhiều hộ sử dụng điện
Theo nhận định của ngành điện, mặc dù trạm biến áp được nâng công suất lên gấp đôi so với trước, nhưng khó có thể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp của người dân.
Nguyên nhân, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới và tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra. Vì vậy, ngành điện khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng động cơ máy nổ chạy quạt tạo oxy cho ao đầm nuôi tôm vào giờ cao điểm, để giảm áp lực điện quá tải đối với trạm biến áp.
Có thể bạn quan tâm

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.