Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.
Theo Chi cục Thú y, từ đầu năm tới nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng trên địa bàn TP vẫn ổn định, chưa phát hiện dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm, trên người và môi trường. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm tại TP vẫn rất cao do Hà Nội là địa bàn chăn nuôi số lượng gia cầm lớn, trên 23 triệu con, bao gồm nhiều chủng loại, kể cả chim cút, bồ câu…
Trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 60% gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát dịch bệnh. Cùng với đó, Hà Nội là địa bàn đông dân cư, lượng tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm lớn trong khi hoạt động giết mổ và kiểm soát vận chuyển vẫn còn những hạn chế nhất định.
Tại hội nghị, Chi cục Thú y Hà Nội đã thông báo, phổ biến tới cán bộ thú y các quận, huyện thị xã những nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người do UBND TP ban hành. Đồng thời, Chi cục cũng hướng dẫn các trạm thú y triển khai các biện pháp cụ thể để ứng phó với dịch cúm gia cầm. Thông qua hội nghị, đội ngũ cán bộ thú y các địa phương có thêm kiến thức, kỹ năng để phổ biến và hướng dẫn người dân trên địa bàn chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm.
Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết thêm, từ đầu năm tới nay, Chi cục đã chỉ đạo các trạm thú y thực hiện giám sát dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi.
Qua lấy mẫu giám sát để dự báo dịch bệnh với tổng số 1.478 mẫu Swab gộp, 735 mẫu máu và 40 mẫu nước uống gia cầm, hiện chưa phát hiện có dương tính với H7N9 trên địa bàn TP. Hưởng ứng Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Bộ NN&PTNT phát động, Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp tiếp thêm hơn 33.000 lít hóa chất để thực hiện vệ sinh tiêu độc từ 12-15/3.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, môi trường nước nhiều vùng nuôi thủy sản trong tỉnh Phú Yên không ổn định, có vùng gây bất ổn cho thủy sản nuôi. Các địa phương cần tăng cường công tác quản lý môi trường, quản lý con giống cũng như tình hình dịch bệnh…

Các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.

Giá cá sấu thời điểm đó rất cao 160.000 đồng/kg, lợi nhuận mang về rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội, bằng kinh nghiệm nuôi thành công cá sấu thương phẩm, năm 2001 ông mở rộng trang trại nuôi 1.600 con trên diện tích 3.600m2. Sau nhiều thành công nối tiếp đến năm 2009 ông đã dành toàn bộ 3 ha đất sản xuất nông nghiệp mở rộng việc nuôi cá sấu, nâng tổng đàn cá sấu là 25.000 con.

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang) đưa cây màu vào canh tác, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định cuộc sống.

Xã Phú Long, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) là một trong những địa phương có truyền thống và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc. Việc tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo đầu ra cho các xã viên trong Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình là biện pháp hiệu quả để ổn định thu nhập cho bà con trong nghề chăn nuôi.