Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp
Ngày đăng: 06/05/2014

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.

Nghị quyết của Đảng bộ huyện Đầm Dơi đề ra mục tiêu đến năm 2015 huyện sẽ phát triển 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Để đạt chỉ tiêu này, thời gian qua, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Đầm Dơi đã phát triển mới gần 128 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện lên gần 2.500 ha. Bên cạnh đó, do giá tôm nguyên liệu tăng liên tục đã kích thích người dân trên địa bàn huyện chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Trong khi đó, nguồn điện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi nên nhiều hộ tự ý câu kéo điện sinh hoạt vào những đầm nuôi tôm công nghiệp.

Dây điện được người dân đấu nối cẩu thả, kéo tạm bợ hoặc mắc võng trên những cột tre, không trang bị phương tiện cách điện hoặc dụng cụ tiếp đất để sử dụng. Thậm chí nhiều hộ dân còn tự ý đóng mở công tắc tại các trạm biến áp, làm cháy trạm biến áp, gây mất an toàn cho người dân khi sử dụng điện.

Theo thống kê của Điện lực Đầm Dơi, trong năm 2013 toàn huyện đã xảy ra 4 vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp làm chết 4 người. Những tháng đầu năm 2014 xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Đầm Dơi, cho biết: “Người dân thường kéo điện trên những cây tạm và chỉ kéo một dây nóng mà không có dây nguội. Các thiết bị điện cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn điện, nhất là các động cơ điện. Việc sử dụng điện và sửa chữa điện của bà con cũng hết sức chủ quan”.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp, huyện Đầm Dơi đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền các hộ dân cần nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng điện an toàn trong quá trình nuôi tôm.

Để phục vụ tốt nhu cầu phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp và thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện hoàn thành 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào cuối năm 2015, Điện lực Đầm Dơi đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng cho phát triển lưới điện trong giai đoạn từ 2012-2013 và cũng đang tiếp tục rà soát để phát triển mới.

Bên cạnh đó, Điện lực cũng sẽ có nhiều kế hoạch kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu người dân ký cam kết sử dụng điện an toàn ngay khi đến đăng ký mua điện và đăng ký áp giá điện nuôi tôm công nghiệp. Nếu vi phạm sẽ đề xuất không gắn điện kế và không áp giá điện nuôi tôm, thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết các hộ vi phạm về an toàn trong sử dụng điện.

Ông Nguyễn Trường Hải nhấn mạnh: “Lần đầu vi phạm chúng tôi nhắc nhở, hướng dẫn cách khắc phục và gia hạn thời gian cho bà con khắc phục. Sau kiểm tra nếu phát hiện hộ dân vẫn còn sử dụng điện không an toàn theo quy định thì chúng tôi sẽ đề xuất tạm ngừng cung cấp điện, lập biên bản và chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Đỗ Thanh Hài khẳng định: “Huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Điện lực và UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn. Đồng thời, sẽ tranh thủ mở lớp tập huấn cho những người nuôi tôm công nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

07/03/2015
Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

07/03/2015
Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

07/03/2015
Sông Hinh (Phú Yên) Vui Được Mùa Đậu Đỏ Sông Hinh (Phú Yên) Vui Được Mùa Đậu Đỏ

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

07/03/2015
Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

20/01/2015