Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp
Ngày đăng: 06/05/2014

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.

Nghị quyết của Đảng bộ huyện Đầm Dơi đề ra mục tiêu đến năm 2015 huyện sẽ phát triển 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Để đạt chỉ tiêu này, thời gian qua, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Đầm Dơi đã phát triển mới gần 128 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện lên gần 2.500 ha. Bên cạnh đó, do giá tôm nguyên liệu tăng liên tục đã kích thích người dân trên địa bàn huyện chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Trong khi đó, nguồn điện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi nên nhiều hộ tự ý câu kéo điện sinh hoạt vào những đầm nuôi tôm công nghiệp.

Dây điện được người dân đấu nối cẩu thả, kéo tạm bợ hoặc mắc võng trên những cột tre, không trang bị phương tiện cách điện hoặc dụng cụ tiếp đất để sử dụng. Thậm chí nhiều hộ dân còn tự ý đóng mở công tắc tại các trạm biến áp, làm cháy trạm biến áp, gây mất an toàn cho người dân khi sử dụng điện.

Theo thống kê của Điện lực Đầm Dơi, trong năm 2013 toàn huyện đã xảy ra 4 vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp làm chết 4 người. Những tháng đầu năm 2014 xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Đầm Dơi, cho biết: “Người dân thường kéo điện trên những cây tạm và chỉ kéo một dây nóng mà không có dây nguội. Các thiết bị điện cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn điện, nhất là các động cơ điện. Việc sử dụng điện và sửa chữa điện của bà con cũng hết sức chủ quan”.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp, huyện Đầm Dơi đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền các hộ dân cần nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng điện an toàn trong quá trình nuôi tôm.

Để phục vụ tốt nhu cầu phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp và thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện hoàn thành 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào cuối năm 2015, Điện lực Đầm Dơi đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng cho phát triển lưới điện trong giai đoạn từ 2012-2013 và cũng đang tiếp tục rà soát để phát triển mới.

Bên cạnh đó, Điện lực cũng sẽ có nhiều kế hoạch kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu người dân ký cam kết sử dụng điện an toàn ngay khi đến đăng ký mua điện và đăng ký áp giá điện nuôi tôm công nghiệp. Nếu vi phạm sẽ đề xuất không gắn điện kế và không áp giá điện nuôi tôm, thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết các hộ vi phạm về an toàn trong sử dụng điện.

Ông Nguyễn Trường Hải nhấn mạnh: “Lần đầu vi phạm chúng tôi nhắc nhở, hướng dẫn cách khắc phục và gia hạn thời gian cho bà con khắc phục. Sau kiểm tra nếu phát hiện hộ dân vẫn còn sử dụng điện không an toàn theo quy định thì chúng tôi sẽ đề xuất tạm ngừng cung cấp điện, lập biên bản và chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Đỗ Thanh Hài khẳng định: “Huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Điện lực và UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn. Đồng thời, sẽ tranh thủ mở lớp tập huấn cho những người nuôi tôm công nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).

11/04/2015
Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015
Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

11/04/2015
Chuyển đổi để Chuyển đổi để "né" hạn

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.

11/04/2015
Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu

Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

11/04/2015