Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Tính Khả Thi Trong Việc Áp Dụng VietGAP

Nâng Cao Tính Khả Thi Trong Việc Áp Dụng VietGAP
Ngày đăng: 27/09/2014

Để khai thác thế mạnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) và XK thuỷ sản từ nuôi, trong 3 năm qua, Tổng cục Thủy sản đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và hướng dẫn áp dụng VietGAP cho 03 đối tượng nuôi - XK chủ lực của Việt Nam: cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei).

Tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng) nhằm cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP.

Theo đó, VietGAP được áp dụng để thực hành NTTS tốt, kiểm soát các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường. Quy phạm này được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực hành NTTS tốt trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Thuỷ sản đã nhận thấy một số bất cập trong nội dung và cách trình bày Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và Hướng dẫn áp dụng VietGAP, cơ bản đều khó cho người thực hiện

Chính vì vậy, thời gian qua Tổng cục Thuỷ sản đã dựa trên các yêu cầu khắt khe của thị trường NK để đề ra các tiêu chuẩn VietGAP, khuyến cáo về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS. Nhìn chung, các tiêu chuẩn VietGAP đã tích hợp được các yêu cầu của quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, VietGAP quy định NTTS phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Về mặt quản lý môi trường, VietGAP cũng đã tích hợp các yêu cầu của quốc tế về bảo vệ môi trường như Công ước RAMSAR (được Liên hợp quốc phê chuẩn tháng 5/1999). Về khía cạnh kinh tế - xã hội, VietGAP đã quy định NTTS phải chấp hành nghiêm chỉnh các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)…

Theo Tổng cục Thuỷ sản, VietGAP chủ yếu xoay quanh 04 nội dung chính là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Để VietGAP ngày càng hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế (giúp các DNXK thuỷ sản của Việt Nam dễ dàng tìm kiếm thị trường), trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ cân nhắc, tiếp tục lồng ghép khéo léo các tiêu chuẩn như GlobalGAP, Asean GAP, ASC, MSC, BMP vào nội dung của các Quyết định Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và Hướng dẫn áp dụng VietGAP.

Theo Tổng cục Thuỷ sản, Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) phải được hiểu là những quy định chung được xây dựng cho tất cả các đối tượng NTTS tại Việt Nam (chứ không xây dựng cho từng đối tượng riêng biệt). Tuy nhiên, đối với những đối tượng nuôi quan trọng, liên quan đến hoạt động XK thuỷ sản của Việt Nam (cá tra và tôm nước lợ), có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách áp dụng VietGAP.

Về đối tượng áp dụng, sẽ phân loại, chỉ định rõ đối tượng nuôi nào được khuyến khích áp dụng và đối tượng nào bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP. Trường hợp bắt buộc áp dụng, sẽ đặt ra lộ trình cụ thể. Ví dụ như cá Tra là đối tượng phải bắt buộc áp dụng VietGAP.

Lộ trình áp dụng được quy định trong Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra: Đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc

Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc.

29/11/2013
Trồng 1 Hécta Cây Hành Tím Thu Lợi Nhuận Hơn 100 Triệu Đồng Trồng 1 Hécta Cây Hành Tím Thu Lợi Nhuận Hơn 100 Triệu Đồng

Hiện nay nông dân huyện Duyện Hải (Trà Vinh) đang bước vào thu hoạch cây củ hành tím vụ mùa năm 2013

29/11/2013
Nông Dân Bức Xúc Vì Phân Bón Kém Chất Lượng Nông Dân Bức Xúc Vì Phân Bón Kém Chất Lượng

Là tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ở Bình Phước rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề phân bón giả, kém chất lượng theo nghi vấn của người dân còn nhờ đến các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá. Mới đây, người dân thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân (Bù Gia Mập) mua hơn 10 tấn phân NPK nhưng không dám đem bón vì nghi ngờ phân giả, chất lượng kém.

29/11/2013
Khắc Phục Việc Trồng Thanh Long Trên Đất Lúa Khắc Phục Việc Trồng Thanh Long Trên Đất Lúa

Qua tổng hợp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 2012 diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt 19.419 ha; trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân các huyện, thị xã đã trồng mới 717 ha, nâng diện tích thanh long lên 20.136 ha, vượt so với quy hoạch đến năm 2015 là 5.136 ha thanh long.

29/11/2013
13 Cơ Sở, Vùng Sản Xuất Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn GlobalGAP 13 Cơ Sở, Vùng Sản Xuất Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn GlobalGAP

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…

29/11/2013