Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê

Cách đây 5 năm, với gần 4 ha cà phê, mỗi năm gia đình ông Lê Văn Quang chỉ thu hoạch được khoảng 8 tấn, giá cả lại biến động thất thường nên hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao.
Năm 2010, nhận thấy mô hình trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê ở một số nơi mang lại kết quả khá cao nên ông Quang đã mạnh dạn làm theo.
Ông tìm mua các giống sầu riêng có chất lượng như Ri6, các giống “cơm vàng, hạt lép” để trồng xen trong 4 ha cà phê.
Mô hình trồng cây sầu riêng xen trong vườn cà phê của gia đình ông Quang
Bên cạnh đó, ông tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn cà phê theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả, 2 năm trở lại đây, mỗi năm gia đình ông Quang thu hoạch khoảng 20 tấn cà phê, 50 tấn sầu riêng.
Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm, gia đình ông thu từ 450 đến 500 triệu đồng.
Theo ông Quang thì cà phê là loại cây ưa bóng mát còn cây sầu riêng là loại cây hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nơi đây.
Nếu trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê sẽ làm tăng năng suất của cả hai loại cây trồng. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất.
Hiện nay, trên địa bàn xã Nhân Cơ, ngoài gia đình ông Quang còn nhiều hộ dân khác đang áp dụng mô hình canh tác này.
Cùng với chú trọng đầu tư chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật thì việc xen canh nhiều loại cây trồng trên một diện tích đất sản xuất vừa tiết kiệm được chi phí, nhân công, vừa giảm được rủi ro hơn khi chỉ độc canh cây cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.

Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...

Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.