Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên.
“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng…
Báo cáo đề dẫn tọa đàm thông tin, tại Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã có chương trình và kế hoạch đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, mục tiêu đến năm 2011 – 2015 đưa một số giống cây trồng biến đổi gen như: bông, ngô, đậu tương vào sản xuất.
Tại tỉnh Thái Nguyên, công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong nhiều hoạt động, lĩnh vực như: nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng và có khả năng chịu hạn tốt bằng công nghệ chỉ thị phân tử; quy trình công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III và công nghệ nuôi trồng nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ… Mặc dù, công nghệ sinh học được đầu tư còn khiêm tốn nhưng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều khẳng định ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào cuộc sống là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần quản lý chặt chẽ vấn đề về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen; tăng cường công tác tuyên truyền công nghệ sinh học. Các quy định kiểm soát cây biến đổi gen từ khi thử nghiệm đến khi trồng đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.

Arnault Chaperon với tư cách là người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản châu Âu - nhấn mạnh rằng mặc dù ngày nay không có trứng cá tự nhiên trên thị trường, nên mục tiêu của công ty là sản xuất sản phẩm nuôi chất lượng cao.

Năm nay, kết quả khảo sát cho thấy một số bất thường, rất khó khăn để có quyết định tăng hay giảm hạn ngạch. Với kết quả này, nhiều nhà quan sát trong ngành công nghiệp hy vọng có thể có rất ít sự thay đổi trong tất cả 3 loài: cua Opilo, cua hoàng đế đỏ, cua bairdi hay cua tanner.

Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.