Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen
Ngày đăng: 30/04/2014

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên.

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp  cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng…

Báo cáo đề dẫn tọa đàm thông tin, tại Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã có chương trình và kế hoạch đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, mục tiêu đến năm 2011 – 2015 đưa một số giống cây trồng biến đổi gen như: bông, ngô, đậu tương vào sản xuất.

Tại tỉnh Thái Nguyên, công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong nhiều hoạt động, lĩnh vực như: nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng và có khả năng chịu hạn tốt bằng công nghệ chỉ thị phân tử; quy trình công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III và công nghệ nuôi trồng nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ… Mặc dù, công nghệ sinh học được đầu tư còn khiêm tốn nhưng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều khẳng định ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào cuộc sống là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần quản lý chặt chẽ vấn đề về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen; tăng cường công tác tuyên truyền công nghệ sinh học. Các quy định kiểm soát cây biến đổi gen từ khi thử nghiệm đến khi trồng đại trà.


Có thể bạn quan tâm

TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

19/06/2012
Người Trồng Mía Khổ Trăm Bề Người Trồng Mía Khổ Trăm Bề

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

07/03/2012
Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

19/06/2012
Ngành Tôm Lại Điêu Đứng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngành Tôm Lại Điêu Đứng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...

19/05/2012
Nuôi Lươn Không Cần Bùn Nuôi Lươn Không Cần Bùn

Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.

20/06/2012