Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen
Ngày đăng: 30/04/2014

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên.

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp  cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng…

Báo cáo đề dẫn tọa đàm thông tin, tại Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã có chương trình và kế hoạch đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, mục tiêu đến năm 2011 – 2015 đưa một số giống cây trồng biến đổi gen như: bông, ngô, đậu tương vào sản xuất.

Tại tỉnh Thái Nguyên, công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong nhiều hoạt động, lĩnh vực như: nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng và có khả năng chịu hạn tốt bằng công nghệ chỉ thị phân tử; quy trình công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III và công nghệ nuôi trồng nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ… Mặc dù, công nghệ sinh học được đầu tư còn khiêm tốn nhưng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều khẳng định ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào cuộc sống là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần quản lý chặt chẽ vấn đề về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen; tăng cường công tác tuyên truyền công nghệ sinh học. Các quy định kiểm soát cây biến đổi gen từ khi thử nghiệm đến khi trồng đại trà.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Gà Gồng Mình Vì Giá Cám Tăng Cao Người Chăn Nuôi Gà Gồng Mình Vì Giá Cám Tăng Cao

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.

26/11/2013
Lão Nông Thuần Hóa Thành Công Gà Rừng Lão Nông Thuần Hóa Thành Công Gà Rừng

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

26/11/2013
Phập Phồng Xuống Giống Lúa Đông Xuân Phập Phồng Xuống Giống Lúa Đông Xuân

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.

26/11/2013
Hạt Tiêu Lại Hạt Tiêu Lại "Được Giá Thì Mất Mùa"

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

26/11/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

26/11/2013