Nâng cao nhận thức, tạo động lực phát triển kinh tế tập thể

Lãnh đạo xã Thạch Thắng báo cáo tình hình phát triển kinh tế HTX trên địa bàn thời gian qua
Thời gian qua, xã Thạch Thắng đã tập trung chỉ đạo, phát triển các HTX và Tổ hợp tác.
Số HTX thành lập mới trong các ngành, các lĩnh vực tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động. Một số mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn xã đã bước đầu hình thành, dần thay thế những mô hình kiểu cũ.
Đến nay, xã có 7 HTX, 8 THT đang hoạt động hiệu quả. Một số HTX là điển hình tiên tiến trong toàn huyện như: HTX chăn nuôi lợn nái Thanh Tâm, HTX chăn nuôi lợn thịt và cá nước ngọt Đồng Tiến.
Đoàn kiểm tra hoạt động ở HTX Thanh Tâm
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể; thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh.
Đội ngũ quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập, trình độ năng lực hạn chế, chưa yên tâm công tác lâu dài.
Một số hợp tác xã thiếu chiến lược kinh doanh, chậm đổi mới, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, thu hút nguồn lực để phát triển; đầu ra sản phẩm chưa ổn định.
Tại buổi làm việc, Đoàn yêu cầu cấp ủy, chính quyền xã Thạch Thắng đánh giá đúng thực trạng về kinh tế tập thể, nhất là làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo phát triển HTX và THT ở địa phương cũng như những vấn đề cần đề xuất kiến nghị với tỉnh để tháo gỡ.
Đoàn cũng đề nghị xã tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế tập thể; quan tâm thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh; đẩy mạnh việc chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã và thành lập mới các HTX, THT; tăng cường các hoạt động tư vấn, tập huấn nâng cao trình độ quản lý các hợp tác xã...
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

Cá tra loại 1 (thịt trắng, cỡ 0,7 – 0,8 con/kg) ở Đồng Tháp lên tới 27.500 đồng/kg, cao hơn tuần trước 500 – 1.000 đồng. Mức giá gần chạm kỷ lục ở tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất khu vực ĐBSCL đã tác động tích cực tới thị trường các tỉnh khác. Giá cá cùng loại tại Tiền Giang là 25.500 đồng/kg, ở An Giang 26.000 đồng, ở Cần Thơ giá 24.500 đồng/kg. Cá tra loại 2 (thịt vàng, cỡ 0,9 – 1,1 kg/con) ở Đồng Tháp hiện là 26.000 đồng, cao hơn tuần trước 1.500 đồng/kg, tại Tiền Giang đạt 23.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công loài hoa Thiên điểu với tỷ lệ cây sống đạt 100%.

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa).

Cơn mưa trái mùa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trong những ngày gần đây đã khiến cho gần 16 hecta tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường ao tôm bị biến động mạnh khiến tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng, mầm bệnh phát triển nhưng người nuôi tôm lại chưa có kế hoạch chủ động đối phó.