Nâng cao nhận thức, tạo động lực phát triển kinh tế tập thể

Lãnh đạo xã Thạch Thắng báo cáo tình hình phát triển kinh tế HTX trên địa bàn thời gian qua
Thời gian qua, xã Thạch Thắng đã tập trung chỉ đạo, phát triển các HTX và Tổ hợp tác.
Số HTX thành lập mới trong các ngành, các lĩnh vực tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động. Một số mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn xã đã bước đầu hình thành, dần thay thế những mô hình kiểu cũ.
Đến nay, xã có 7 HTX, 8 THT đang hoạt động hiệu quả. Một số HTX là điển hình tiên tiến trong toàn huyện như: HTX chăn nuôi lợn nái Thanh Tâm, HTX chăn nuôi lợn thịt và cá nước ngọt Đồng Tiến.
Đoàn kiểm tra hoạt động ở HTX Thanh Tâm
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể; thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh.
Đội ngũ quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập, trình độ năng lực hạn chế, chưa yên tâm công tác lâu dài.
Một số hợp tác xã thiếu chiến lược kinh doanh, chậm đổi mới, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, thu hút nguồn lực để phát triển; đầu ra sản phẩm chưa ổn định.
Tại buổi làm việc, Đoàn yêu cầu cấp ủy, chính quyền xã Thạch Thắng đánh giá đúng thực trạng về kinh tế tập thể, nhất là làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo phát triển HTX và THT ở địa phương cũng như những vấn đề cần đề xuất kiến nghị với tỉnh để tháo gỡ.
Đoàn cũng đề nghị xã tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế tập thể; quan tâm thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển mạnh; đẩy mạnh việc chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã và thành lập mới các HTX, THT; tăng cường các hoạt động tư vấn, tập huấn nâng cao trình độ quản lý các hợp tác xã...
Có thể bạn quan tâm

Rảo quanh các vùng trồng cây cảnh lớn tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) như Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa… thời điểm này, dễ nhận thấy có sự khác biệt so với một số năm trước đây khi có khá nhiều nhà vườn chuyên về cam cảnh, bưởi cảnh mọc lên bên cạnh các vùng quất cảnh.

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.