Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp

Trong khi ở nhiều huyện khác, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thì ở huyện Tân Yên, hằng năm thường xuyên có 50 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Để thu hút doanh nghiệp, huyện chủ trương cải cách hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đến đầu tư về mặt bằng, thủ tục, đất đai, vốn… Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa để hình thành vùng nguyên liệu phục vụ thu mua, chế biến nông sản thuận lợi.
Lãnh đạo huyện tổ chức gặp mặt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tìm hiểu, lắng nghe, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp để đồng hành tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ bằng các biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó huyện còn dành một nguồn quỹ nhất định để thưởng cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân đạt hiệu quả cao.
Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.
Huyện đang triển khai xây dựng thương hiệu lợn sạch Tân Yên trong năm 2015. Năm 2014, giá trị sản xuất bình quân đạt 93 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 31 triệu đồng/ha so với năm 2010. Toàn huyện có 108 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được hình thành và cho hiệu quả khá ở hầu khắp các xã.
Cũng nhờ có cơ chế thu hút mà Tân Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh có doanh nghiệp vào thuê đất, xây dựng thành công vùng sản xuất hạt lai F1 phục vụ nhu cầu sản xuất giống lúa trong và ngoài nước. Vải sớm Phúc Hòa, lạc giống Tân Yên, lợn siêu nạc, rau chế biến là những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của huyện được nhiều nơi biết tới; hơn 200 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ông Dương Ngô Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, các biện pháp khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ có các doanh nghiệp liên kết sản xuất, người nông dân tiếp thu được tư duy sản xuất hàng hóa nhạy bén, chuyên nghiệp hơn, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đầu vào vật tư nông nghiệp được bảo đảm về nguồn gốc, chất lượng, đầu ra ổn định. Cũng nhờ đó, chuỗi sản xuất dần được hình thành và nâng cao giá trị sản phẩm, lợi ích cũng như trách nhiệm của các bên tham gia mối liên kết được nâng lên, bảo đảm hơn. Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện đang giúp huyện phát huy được lợi thế về lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà sản xuất và chế biến thuỷ sản Êcuađo tiếp tục kinh doanh thuận lợi khi sản lượng tôm của Êcuađo ổn định và nguồn cung trên thế giới vẫn thấp.

Vào ngày 28/02, một công ty XK cá tra Việt Nam đã có Công văn gửi tới Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhằm kêu gọi giúp đỡ và cảnh báo về DN NK có hành vi gian lận thương mại.

Trong những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Đắk Mil đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân để kịp theo lịch thời vụ của tỉnh.

Đến xã Thượng Sơn (Vị Xuyên), điều ấn tượng nhất không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên chứa vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà thấp thoáng bên cánh rừng, những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi vẫn gắn bó keo sơn với mảnh đất này, để làm nên thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn nổi tiếng...

Tôm Bó Củng, một loại thủy sản đặc trưng của Sông Gâm đã trở thành món ẩm thực đặc sản của người dân Bắc Mê và nhiều du khách. Hàng trăm năm qua, mỏ tôm Bó Củng đã gắn bó và giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.