Nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi bò thịt cho nông dân

Theo báo cáo kết quả dự án, có 14 hộ dân tham gia nuôi 64 con bò thịt giống Sind và lai Brahman. Tham gia dự án, người dân chăn nuôi bò được tập huấn kiến thức chăn nuôi, tiêm phòng bò để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nông dân còn biết chủ động trồng cỏ cho bò ăn, dự trữ và tận dụng thức ăn cho bò từ ngọn mía, bắp, chế biến rơm, ủ phân hữu cơ. Tham gia dự án, bà con còn được hỗ trợ kỹ thuật làm túi ủ biogas từ phân bò làm khí đốt, sử dụng phế phẩm từ biogas nuôi cá sặt rằn, cá rô phi… để tăng thêm thu nhập.
Kết quả của dự án đã góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn, hướng người chăn nuôi theo mô hình sạch nên được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chấm đạt.
Có thể bạn quan tâm

Anh Duy đã từ chối rất nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương vài ngàn “đô” để đi tìm một hướng kinh doanh riêng liên quan đến nông nghiệp.

Hôm rồi, nhận được thông tin nóng sốt rằng tổ hợp nông dân huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng vừa được trao chứng nhận VietGAP và có tổ chức một buổi lễ ra mắt khá hoành tráng, tôi tức tốc lên đường đến gặp họ để cùng được ra đồng, để xem họ làm rau VietGAP như thế nào.

Anh Ba Hùng (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trồng 4,5 công (1.000m2/công) đậu bắp, trong đó có 2,5 công trồng xen ớt. Nhờ cần cù chăm chỉ, biết áp dụng kỹ thuật canh tác mới, lại thêm đậu bắp và ớt được giá nên vụ rẫy này hứa hẹn cho thu lãi khá.

Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…
Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.