Nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi bò thịt cho nông dân

Theo báo cáo kết quả dự án, có 14 hộ dân tham gia nuôi 64 con bò thịt giống Sind và lai Brahman. Tham gia dự án, người dân chăn nuôi bò được tập huấn kiến thức chăn nuôi, tiêm phòng bò để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nông dân còn biết chủ động trồng cỏ cho bò ăn, dự trữ và tận dụng thức ăn cho bò từ ngọn mía, bắp, chế biến rơm, ủ phân hữu cơ. Tham gia dự án, bà con còn được hỗ trợ kỹ thuật làm túi ủ biogas từ phân bò làm khí đốt, sử dụng phế phẩm từ biogas nuôi cá sặt rằn, cá rô phi… để tăng thêm thu nhập.
Kết quả của dự án đã góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn, hướng người chăn nuôi theo mô hình sạch nên được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chấm đạt.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bơm tạp chất và cho lợn ăn thức ăn có chất cấm Salbultamol để tăng trọng. Tình trạng này có chiều hướng diễn biến phức tạp nếu không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm.
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua, trong đó có thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Một nghịch lý trong ngành chăn nuôi diễn ra suốt thời gian qua là không ít hộ chăn nuôi phải “treo chuồng” bỏ nghề vì suất đầu tư quá lớn.