Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi

Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi
Ngày đăng: 23/07/2014

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

Song hiện công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập: Trên 80% công trình thủy lợi sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng chưa phát huy tối đa năng lực tưới, hoặc nhanh chóng xuống cấp không đáp ứng được chỉ số năng lực tưới thiết kế.

Thậm chí, một số công trình thủy lợi mới đưa vào vận hành đã hỏng, không phát huy hiệu quả, gây lãng phí... Trước thực trạng trên, Huyện ủy, UBND huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý các công trình thủy lợi.

Ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa, cho biết: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan: do địa hình chia cắt bởi núi cao, vực sâu; địa chất thiếu tính ổn định, thường xảy ra lũ bùn, lũ quét, sụt sạt trong mùa mưa thì những nguyên nhân chủ quan đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả các công trình thủy lợi.

Năng lực cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về kỹ thuật; phần lớn diện tích tưới trên địa bàn huyện được miễn thủy lợi phí nên kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, một số cán bộ và người dân trên địa bàn coi công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ của Nhà nước, dẫn tới tư tưởng trông chờ ỷ lại và sử dụng nước lãng phí.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đối với các công trình thủy lợi đã và đang sử dụng, huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, kết hợp với vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng để thuận lợi khi áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Mỗi năm, huyện dành từ 2 - 3 tỷ đồng duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Ngoài ra, huyện quan tâm rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ dùng nước trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Cách làm này đã dần nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi. Hiện nay, toàn huyện có 9 tổ dùng nước, hoạt động nề nếp và tương đối hiệu quả, đảm bảo nước sản xuất cho diện tích gieo trồng được giao.

Mỗi năm, huyện cử từ 7 - 10 lượt cán bộ, công chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, phương pháp tham gia quản lý, khai thác các công trình thủy lợi; kỹ thuật, phương pháp tưới tiết kiệm... Sau đó, về địa phương phổ biến lại kiến thức tập huấn cho UBND các xã, thị trấn và các tổ dùng nước trên địa bàn. UBND huyện còn chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, hướng dẫn chính quyền cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý và khai thác các công trình thủy lợi cụ thể.

Từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, những năm qua, chất lượng các công trình thủy lợi trên địa bàn được nâng lên rõ rệt.

Một vài công trình thủy lợi như: Nà Áng, Tân Phong, Háng Tơ Mang (xã Mường Báng); thủy lợi Đề Bâu - Đun Nưa; thủy lợi Nà Pộ (xã Mường Đun)... sau khi đưa vào sử dụng, tu sửa, cải tạo, nâng cấp đã tạo điều kiện để người dân địa phương mở rộng khai hoang phát triển sản xuất.

Dự tính, năm 2014 nhân dân các dân tộc trong huyện sẽ khai hoang được trên 60ha ruộng nước, sử dụng nước tưới từ các công trình thủy lợi đã và đang xây dựng.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

26/10/2013
Trồng Muồng Trâu: Trồng Muồng Trâu: "Một Vốn, Bốn Lời”

Mỗi tháng, một sào muồng trâu cho thu hoạch 3 tạ lá tươi trị giá 1,2 triệu đồng. Với hiệu quả này, hiện nay nhiều hộ dân ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tận dụng bờ bãi hoang, chuyển đổi diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng muồng trâu.

26/10/2013
Sản Lượng Quýt Giảm 70% So Với Năm 2012 Sản Lượng Quýt Giảm 70% So Với Năm 2012

Theo thống kê của UBND thị trấn Mường Khương (Lào Cai), do ảnh hưởng bởi mưa đá từ cuối tháng 3 nên năng suất cây quýt trên địa bàn thị trấn năm 2013 giảm tới 70% sản lượng so với năm 2012.

26/10/2013
An Giang: Trồng Xoài Trái Vụ Lãi Trên 10 Triệu Đồng/công An Giang: Trồng Xoài Trái Vụ Lãi Trên 10 Triệu Đồng/công

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

26/10/2013
Chuối Đắng Chuối Đắng

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

26/10/2013