Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi

Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi
Ngày đăng: 23/07/2014

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

Song hiện công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập: Trên 80% công trình thủy lợi sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng chưa phát huy tối đa năng lực tưới, hoặc nhanh chóng xuống cấp không đáp ứng được chỉ số năng lực tưới thiết kế.

Thậm chí, một số công trình thủy lợi mới đưa vào vận hành đã hỏng, không phát huy hiệu quả, gây lãng phí... Trước thực trạng trên, Huyện ủy, UBND huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý các công trình thủy lợi.

Ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa, cho biết: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan: do địa hình chia cắt bởi núi cao, vực sâu; địa chất thiếu tính ổn định, thường xảy ra lũ bùn, lũ quét, sụt sạt trong mùa mưa thì những nguyên nhân chủ quan đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả các công trình thủy lợi.

Năng lực cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về kỹ thuật; phần lớn diện tích tưới trên địa bàn huyện được miễn thủy lợi phí nên kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, một số cán bộ và người dân trên địa bàn coi công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ của Nhà nước, dẫn tới tư tưởng trông chờ ỷ lại và sử dụng nước lãng phí.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đối với các công trình thủy lợi đã và đang sử dụng, huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, kết hợp với vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng để thuận lợi khi áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Mỗi năm, huyện dành từ 2 - 3 tỷ đồng duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Ngoài ra, huyện quan tâm rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ dùng nước trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Cách làm này đã dần nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi. Hiện nay, toàn huyện có 9 tổ dùng nước, hoạt động nề nếp và tương đối hiệu quả, đảm bảo nước sản xuất cho diện tích gieo trồng được giao.

Mỗi năm, huyện cử từ 7 - 10 lượt cán bộ, công chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, phương pháp tham gia quản lý, khai thác các công trình thủy lợi; kỹ thuật, phương pháp tưới tiết kiệm... Sau đó, về địa phương phổ biến lại kiến thức tập huấn cho UBND các xã, thị trấn và các tổ dùng nước trên địa bàn. UBND huyện còn chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, hướng dẫn chính quyền cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý và khai thác các công trình thủy lợi cụ thể.

Từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, những năm qua, chất lượng các công trình thủy lợi trên địa bàn được nâng lên rõ rệt.

Một vài công trình thủy lợi như: Nà Áng, Tân Phong, Háng Tơ Mang (xã Mường Báng); thủy lợi Đề Bâu - Đun Nưa; thủy lợi Nà Pộ (xã Mường Đun)... sau khi đưa vào sử dụng, tu sửa, cải tạo, nâng cấp đã tạo điều kiện để người dân địa phương mở rộng khai hoang phát triển sản xuất.

Dự tính, năm 2014 nhân dân các dân tộc trong huyện sẽ khai hoang được trên 60ha ruộng nước, sử dụng nước tưới từ các công trình thủy lợi đã và đang xây dựng.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Sau Mùa Tôm Nước Lợ Thành Công Sau Mùa Tôm Nước Lợ

Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2013 của Sóc Trăng đạt 72.762 tấn, bằng 129,5% KH, tăng 79,6% so với năm trước. Thành công lớn nhất là các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và tuyến ven Sông Hậu huyện Long Phú.

07/01/2014
Thu 100 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Bồ Câu Thu 100 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Bồ Câu

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

14/12/2013
Tôm Hùm Về Bến Tôm Hùm Về Bến

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.

07/01/2014
Bò Sữa Không “Mặc Áo Vá” Bò Sữa Không “Mặc Áo Vá”

Trong 10 năm qua, tổng đàn bò sữa của cả nước đã tăng gấp 4 lần, sản lượng sữa tăng gấp 5 lần. Nuôi bò sữa đang có sức hút với người nông dân với mức thu nhập cao, nhưng không dễ làm giàu nếu vẫn chăn nuôi theo lối cũ.

14/12/2013
Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).

07/01/2014