Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ

Ông Phạm Văn Tánh, ngụ tại ấp Thanh Nhung 1, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông được Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh chọn tham gia mô hình "Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ" trên diện tích 0,35 ha cho biết, áp dụng mô hình, nông dân thả tôm sú trước 1 tháng sau đó thả giống tôm thẻ theo tỉ lệ 8/2 (8 con giống tôm sú kèm thả 2 con giống tôm thẻ), sử dụng quy trình nuôi tôm sinh học, ít thay nước, chỉ bổ sung lượng nước từ nguồn nước mưa cho ao, đã mang lại kết quả tốt. Sau thời gian nuôi khoảng 4,5 tháng, thu được khoảng 1,75 tấn tôm sú và tôm thẻ trên diện tích 0,35 ha ao (tính ra đạt năng suất 5 tấn/ha ao), trừ chi phí ông còn lãi khoảng 140 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Nhàn, ấp Phù Hữu, xã Phú Tân nhiều năm nay tham gia mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa 1 vụ (tôm + lúa) đã thành công trên vùng đất khó ven biển Tân Phú Đông. Ông Nhàn bộc bạch, với 2 ha đất nuôi tôm quảng canh trước đây, ông chuyển sang áp dụng mô hình trồng 1 vụ lúa chất lượng cao vào thời điểm nước ngọt (tháng 6 đến tháng 10), thời điểm còn lại trong năm, khi thời tiết vào mùa khô hạn và xâm nhập mặn ông chuyển sang nuôi tôm sú. Kết quả, ông Nhàn còn lãi gần 130 triệu đồng, hơn hẳn kiểu nuôi tôm quảng canh truyền thống trước đây.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đúc kết, trong mô hình tôm + lúa, năng suất tôm nuôi đạt 500 kg/ha cộng thêm các loại tôm cá tự nhiên cùng phát triển trong ruộng đạt khoảng 200 kg/ha. Sau vụ tôm, nông dân trồng thêm vụ lúa đạt năng suất 50 tạ/ha. Ngoài lợi ích kinh tế, mô hình tôm + lúa cho thấy lợi ích về môi trường, khắc phục dịch bệnh, mở ra triển vọng bền vững cho nông hộ địa bàn khó khăn. Hiện nay, tại huyện Tân Phú Đông, diện tích tôm + lúa đã phát triển lên 560 ha, tập trung tại xã ven biển Phú Tân.
Với việc áp dụng thành công những mô hình nuôi tôm mới, phù hợp từng vùng và tiểu vùng, tạo cơ sở cho tỉnh tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng và thế mạnh nghề nuôi tôm nước lợ trong tương lai, giúp những vùng đất ven biển nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu tìm được hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ

Những năm gần đây, các tỉnh vùng ĐBSCL như Đồng Nai, Tiền Giang.. nổi lên phong trào nuôi gà Sao. Gà Sao cho chất lượng thịt thơm ngon, khả năng miễn dịch cao, chi phí nuôi thấp, giá trị kinh tế cao. Hiện nay, thu nhập trung bình của người dân nuôi gà Sao từ 50-60 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch khi mùa nước nổi tràn đồng để thực hiện thành công mô hình nuôi cá nàng hai (cá thác lác cườm) trong mùng lưới cước cho thu nhập cao

Những năm gần đây, cây cao su ở tỉnh Đăk Nông đã và đang mang lại thu nhập khá ổn định cho bà con nông dân. Với giá như hiện nay, một héc ta cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Do đó, phong trào trồng cao su tiểu điền đã và đang phát triển một cách ồ ạt

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.