Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cao hiệu quả ngành thủy sản

Nâng cao hiệu quả ngành thủy sản
Ngày đăng: 14/08/2015

Gỡ khó cho tôm, cá

Trong 2 năm 2014 - 2015, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo hướng dẫn các địa phương phát triển nuôi tôm với với cơ cấu tôm sú, TTCT hợp lý. Bên cạnh đẩy mạnh nuôi TTCT, giữ tôm sú diện tích phù hợp, phát triển các vùng sinh thái tôm - rừng, tôm - lúa. Cho đến 6 tháng đầu năm 2015, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (nuôi chuyên tôm sú) có diện tích nuôi khá ổn định khoảng 540.432 ha, chiếm 88,9% diện tích nuôi.

Theo đó, cơ cấu tôm sú và TTCT có sự dịch chuyển trong những năm gần đây cho thấy sự đóng góp rất lớn của loài này: TTCT chiếm 12,5% về diện tích nhưng chiếm 56,9% về sản lượng, tôm sú chiếm 87,5% về diện tích trong khi đó chiếm 43,1% về sản lượng. Một số địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi TTCT khá nhanh (điển hình năm 2014, tỉnh Cà Mau tăng 75%, Kiên Giang tăng 58%, Bạc Liêu tăng 25% so với năm 2013).

Về cá tra, năm 2014, 2015 duy trì được diện tích, năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị và sản phẩm cá tra. Các năm tiếp theo tăng diện tích và sản lượng phù hợp với khả năng mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, thị trường còn nhiều khó khăn, giá nguyên liệu thấp nên Bộ NN&PTNT có định hướng ổn định diện tích, sản lượng.

Trên lĩnh vực con giống, cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ và 230 cơ sở sản xuất giống cá tra. Hàng năm sản xuất được khoảng 100 tỷ giống TTCT, 30 tỷ giống tôm sú và 2 tỷ cá tra giống đáp ứng 100% cho nhu cầu nuôi trồng. Song song với đó, nhiều mô hình nuôi trồng triển khai áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) và các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, ASC, BAP). Trong năm 2014 - 2015, có 9.645 ha diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận GAP3, trong đó có 2.100 ha cá tra được chứng nhận VietGAP, ASC, BAP…

Lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, đã giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ. Tăng số nghề khai thác có hiệu quả, giảm các nghề khai thác kém hiệu quả, đặc biệt thực hiện theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, hiện nay có 2.097 tàu khai thác hải sản xa bờ, đóng bổ sung 205 tàu dịch vụ hậu cần.

Phải phù hợp điều kiện địa phương

Với cá tra, nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện tái cơ cấu thì cần phải tổ chức nuôi lại theo chuỗi liên kết dọc, từ việc hình thành hợp tác xã kiểu mới phải liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp thu mua, chế biến, công ty thức ăn và ngân hàng. Khi đó, người nuôi cá có doanh nghiệp thu mua, có nguồn vốn ngân hàng hỗ trợ và ngân hàng đảm bảo thu hồi vốn khi thu hoạch cá; người nuôi cá tiếp cận được con giống và thức ăn chất lượng hơn, đảm bảo tiến độ, sản lượng cung ứng cho doanh nghiệp chế biến…

Song song đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cá giống, kết hợp với các viện, trường trong nghiên cứu giống bố mẹ, thức ăn… để từng bước giảm chi phí nuôi. Đồng thời, chuyển đổi thủy lợi nhiều hơn nữa, chuyển đổi đầu tư nhất là đầu tư khoa học công nghệ. Trên con tôm, khi chuyển đổi sang thâm canh phải có lộ trình, phải tiếp cận khoa học công nghệ, thị trường và nhất là vốn, chỉ có vốn mới giải quyết được vấn đề mà mục tiêu tái cơ cấu đặt ra.

Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu Lương Ngọc Lân cho rằng: “Cần thực hiện tái cơ cấu để nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất. Trong nuôi trồng, phải xây dựng lại mô hình bền vững, có sự quản lý của cộng đồng gắn với thế mạnh của từng địa phương”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản là vấn đề quan trọng của cả nước, của từng địa phương. Trong thực hiện đề án, vấn đề nâng cao đời sống cho hàng triệu nông dân, ngư dân trên cả nước là trọng tâm nhất. Tái cơ cấu phải lấy hiệu quả sản xuất của phần đông nông dân, ngư dân qua từng mô hình sản xuất, khai thác, đánh bắt làm thước đo thành công.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các địa phương cần chủ động rà soát các chủ trương hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp. Với con tôm, cần tập trung cho những hộ nuôi nhỏ, hình thức nuôi quảng canh, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Tăng cường nguồn lực quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống thú y để người dân tiếp cận được con giống, vật tư đầu vào chất lượng hơn…


Có thể bạn quan tâm

Nông dân bước vào vụ mới Nông dân bước vào vụ mới

Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.

20/05/2015
Mô hình trồng rau ngót dưới tán cây hồ tiêu Mô hình trồng rau ngót dưới tán cây hồ tiêu

Nhờ sáng kiến trồng rau ngót dưới tán hồ tiêu trên diện tích 7 sào đất nhà mình, ông Nguyễn Xuân Khoa, một nông dân ở ấp 3A, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thu nhập thêm mỗi năm từ 60 - 70 triệu đồng.

20/05/2015
Bưởi da xanh khá hiếm nguồn cung Bưởi da xanh khá hiếm nguồn cung

Theo nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), thì hiện nay do đang là mùa nghịch nên năng suất thu hoạch chỉ đạt khoảng một nửa so với vụ thuận, khoảng 10 - 12 tấn/ha, nhưng bù lại giá đang ở mức cao từ 42.000 - 46.000 đồng/kg và luôn rất hút hàng.

20/05/2015
Cơ hội nào cho trái nhãn? Cơ hội nào cho trái nhãn?

Cuối năm 2014 vừa qua, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ ĐBSCL được cấp mã số đi Mỹ. Cánh cửa thị trường khó tính bậc nhất này đã mở, nhưng làm thế nào để tận dụng hết cơ hội khi nhiều vườn nhãn đang đối mặt dịch chổi rồng?

20/05/2015
Phòng bệnh Phytophthora trên cây có múi Phòng bệnh Phytophthora trên cây có múi

Cây có múi (cam, quýt, bưởi…) cho giá trị kinh tế cao nên được trồng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên, loài cây này khó bảo vệ các loại bệnh tấn công từ rễ, thân, lá, trái. Trong các loại dịch hại trên cây có múi thì nấm Phytophthora spp. là rất độc hại. Khi vườn cây bị loài nấm này tấn công sẽ làm giảm năng suất, có khả năng gây chết cây và cả vườn cây. TS. Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam có những khuyến cáo cách phòng trị cho vườn cây có múi.

20/05/2015