Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của DNNN Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp

Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiêm túc thực hiện.
“Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp cho tương xứng với vai trò, nguồn lực hiện có một cách hiệu quả”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết tại Hội nghị tổng kết sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 và Nghị định của Chính phủ về thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ngày 26/3 tại Hà Nội.
Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu cho rằng, khó khăn lớn nhất trong quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hiện nay là việc thoái vốn, vướng mắc về đất đai, công nợ đặc biệt là vốn vay ODA…
Liên quan đến vấn đề thoái vốn, nhiều đại biểu cho rằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoái vốn ở các lĩnh vực trong và ngoài ngành cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ; xác định giá trị doanh nghiệp; bảo toàn vốn khi thoái vốn.
Bên cạnh đó cần hướng dẫn thêm về xây dựng điều lệ hoạt động giữa Nghị định 99 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định 25 về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp như tài chính, đất đai…
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Quốc Doanh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp phân tích: “Về nguyên tắc, những dự án đầu tư ra ngoài ngành mà đang lỗ thì sớm cắt lỗ, bởi nếu càng để thì sẽ càng lỗ và dẫn tới vốn Nhà nước sẽ không bảo toàn được. Còn nếu đầu tư ra ngoài ngành mà đang kinh doanh có lãi thì trên nguyên tắc vẫn phải thoái vốn, nhưng lộ trình có thể kéo dài đến lúc nào chúng ta bán được vốn lúc đó mới thoái”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ: Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ với tinh thần làm sao các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ thấy được trách nhiệm và đóng góp tốt hơn vào sự phát triển của ngành cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần nghiêm túc thực hiện.
Với 16 tập đoàn, tổng công ty 90, 91 và hơn 500 doanh nghiệp thành viên, đến nay ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cổ phần hóa được 6 tổng công ty, chiếm gần một nửa số tổng công ty cổ phần hóa của cả nước. Năm 2013, ngành tiếp tục chỉ đạo hoàn thành công tác cổ phần hóa 6 đơn vị được phê duyệt trong năm 2012; hoàn thành tái cơ cấu tài chính Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam; hoàn thành giải thể Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ Khoa học công nghệ Thủy sản trước 24/2/2013.
Có thể bạn quan tâm

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.