Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại

Đó là nhận định được rút ra từ báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi FTAs và Cộng đồng kinh tế ASEAN” vừa được công bố tại Hà Nội.
Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) được xếp vào nhóm công cụ phi thuế quan trong rào cản thương mại.
Đến nay, dù có nhiều FTAs nhưng không một nước nào trên thế giới từ bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hay hướng tới một số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Báo cáo cũng cho thấy mức độ thấp một cách đáng ngạc nhiên trong việc sử dụng công cụ PVTM của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, gần 10 năm qua, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có 4 vụ, trong đó có 2 vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM.
Ngược lại, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài tính đến tháng 10/2015 là 94 vụ, trong đó dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM là 46 vụ.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, họ dường như đang bỏ quên công cụ PVTM.
Số liệu báo cáo cho thấy: 78,3% doanh nghiệp Việt Nam không biết hoặc có nghe nói nhưng không hiểu sâu về công cụ này; chỉ có 1,89% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối nội dung này.
Đáng lo ngại, chưa đến 13% số doanh nghiệp cảm nhận được việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế trên cho thấy bức tranh không mấy khả quan về nhận thức và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ PVTM.
Để sử dụng các biện pháp PVTM hiệu quả, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.
Đối với doanh nghiệp, tăng cường thông tin qua các hiệp hội hoặc tới chính các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh cũng như đào tạo nhân lực cho công tác này.
Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị: Nên có cơ chế công khai thông tin như mở rộng phạm vi thông tin xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được phép tiếp cận; hỗ trợ tiền tố tụng cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý về PVTM ở Việt Nam.
Đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam thông qua việc bán với giá thấp kỷ lục.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.